Bài viết liên quan

Liên kết cộng hoá trị, liên kết cho nhận là gì? Phân loại liên kết theo độ âm điện? Liên kết xích ma, và liên kết pi - Hoá 10 bài 10

16:28:1122/11/2022

Liên kết cộng hoá trị là nội dung bài 10 hoá 10 SGK Chân trời sáng tạo. Dưới đây là tóm tắt ngắn gọn và dễ hiểu về liên kết cộng hoá trị để các em tham khảo.

Bài này giúp các em hiểu rõ về Sự hình thành liên kết cộng hoá trị? Cách viết công thức Lewis? khái niệm liên kết cho nhận là gì? Cách phân loại các liên kết dựa theo độ âm điện? Sự hình thành liên kết xích ma (σ) và liên lết pi (π), khái niệm về năng lượng liên kết?

I. Liên kết cộng hóa trị

1. Sự hình thành liên kết cộng hoá trị

- Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung.

- Liên kết cộng hóa trị được hình thành giữa các nguyên tử của cùng một nguyên tố hoặc giữa các nguyên tử của các nguyên tố không khác nhau nhiều về độ âm điện.

* Ví dụ 1: Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử hydrogen chloride

Sự hình thành liên kết trong phân tử HCl (Hydrogen Chloride)+ Nguyên tử H có 1 electron ở lớp ngoài cùng, nguyên tử Cl có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Để đạt được cấu hình electron của khí hiếm gần nhất, mỗi nguyên tử này đều cần thêm 1 electron. Vì vậy, mỗi nguyên tử H và Cl cùng góp 1 electron để tạo nên 1 cặp electron chung cho cả 2 nguyên tử.

+ Cặp electron chung giữa 2 nguyên tử H và Cl được biểu diễn bằng 1 gạch nối "–", đó là liên kết đơn. Do đó, liên kết trong phân tử HCl còn được biểu diễn là H – Cl.

* Ví dụ 2: Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử oxygen (O2)

Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử oxygen (O2)

+ Nguyên tử oxygen (O) có cấu hình electron là 1s22s22p4. Để đạt được cấu hình của khí hiếm gần nhất, mỗi nguyên tử O đều cần thêm 1 electron. Vì vậy, mỗi nguyên tử O cùng góp 2 electron để tạo nên 2 cặp electron dùng chung cho cả hai nguyên tử.

+ Giữa hai nguyên tử oxygen trong phân tử O2 có hai cặp electron chung, được biểu diễn bằng hai gạch nối "=", đó là liên kết đôi. Do đó liên kết trong phân tử O2 được biểu diễn là O=O.

* Ví dụ 3: Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử nitrogen (N2).

Sự hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử nitrogen (N2).

+ Ba cặp electron chung giữa 2 nguyên tử N được biểu diễn bằng ba gạch nối “≡”, đó là liên kết ba. Do đó, liên kết trong phân tử N2 còn được biểu diễn là N ≡ N.

> Chú ý: Các công thức H – Cl; O = O; N ≡ N gọi là công thức cấu tạo của HCl; O2; N2.

Liên kết đơn là liên kết được tạo bởi 1 cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử, biểu diễn bằng một gạch nối "–"

Liên kết đôi là liên kết được tạo bởi 2 cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử, biểu diễn bằng hai gạch nối "="

+ Liên kết ba là liên kết được tạo bởi 3 cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử, biểu diễn bằng ba gạch nối "≡"

2. Cách viết công thức Lewis

- Công thức Lewis biểu diễn sự hình thành liên kết hóa học giữa các nguyên tử trong một phân tử.

- Công thức Lewis của một phân tử được xây dựng từ công thức electron của phân tử, trong đó mỗi cặp electron chung giữa hai nguyên tử tham gia liên kết được thay bằng một gạch nối "–".

Công thức electron công thức Lewis và Công thức cấu tạo của một số phân tử Công thức electron công thức Lewis và Công thức cấu tạo của một số phân tử

» Hãy xem để hiểu thêm về cách viết cấu trúc Lewis

Công thức Lewis của:
SO2 SO3 N2 NH3 NO2
HNO3 H2SO4 CH4 H3PO4 HBr
H2CO3 H2SO3 HCl H2S C2H4
C2H2 CO2 CO NO N2O3
H3O+ NO3- PCl3 P2O5 Cl2O7
Cl2 H2 O2 H2O2 H2O
CH3CHO CH3COOH CH3OH SCl2 CS2
CCl4 BF3  BH3  F2O  SF6
SF4 PCl5  SO32-  NH4+  NCl3
N2O4 N2O5  HClO3  HClO4  HClO
HClO2        

II. Liên kết cho - nhận

- Liên kết cho – nhận là một trường hợp đặc biệt của liên kết cộng hóa trị, trong đó cặp electron chung chỉ do một nguyên tử đóng góp.

- Nguyên tử "cho" là nguyên tử đóng góp cặp electron chung, nguyên tử đó phải còn cặp electron chưa liên kết.

- Nguyên tử "nhận" là nguyên tử không đóng góp electron, nguyên tử đó phải còn orbital trống, không chứa electron.

- Để biễu diễn liên kết cho - nhận, một mũi tên được hướng từ nguyên tử cho sang nguyên tử nhận để phân biệt với các liên kết còn lại.

* Ví dụ: Sự tạo thành liên kết cho - nhận trong ion hydronium H3O+

Trong phân tử H2O, nguyên tử oxygen còn 2 cặp electron chưa liên kết, ion H+ có orbital trống, không chứa electron. Khi cho H O kết hợp với ion H+ , nguyên tử oxygen sử dụng một cặp electron chưa liên kết làm cặp electron chung với ion H+ tạo thành ion hydronium (H3O+).

Trong ion H3O+, nguyên tử oxygen đóng góp cặp electron chung nên là nguyên tử cho, ion H+ không đóng góp electron, đóng vai trò nhận electron. Tất cả các liên kết O-H trong ion H3O+ là tương đương nhau, nhưng để biểu diễn liên kết cho – nhận hiện diện trong ion, một mũi tên được hướng từ nguyên tử cho sang nguyên tử nhận để phân biệt với các liên kết còn lại:

Sự tạo thành liên kết cho - nhận trong ion hydronium H3O+

III. Phân biệt các loại liên kết dựa theo độ âm điện

1. Phân biệt liên kết cộng hóa trị phân cực và không phân cực

Liên kết cộng hóa trị không phân cực là liên kết cộng hóa trị trong đó cặp electron chung không lệch về phía nguyên tử nào.

* Ví dụ: Liên kết cộng hóa trị trong các phân tử H2, Br2 là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

Liên kết cộng hóa trị phân cực là liên kết cộng hóa trị trong đó cặp electron chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.

* Ví dụ: Liên kết cộng hóa trị trong các phân tử HBr, H2O là liên kết cộng hóa trị phân cực.

2. Phân biệt loại liên kết trong phân tử dựa trên giá trị hiệu độ âm điện

Có thể dựa vào hiệu độ âm điện (∆χ) giữa hai nguyên tử tham gia liên kết để dự đoán loại liên kết giữa chúng.

Hiệu độ âm điện (∆χ) và loại liên kết tương ứngHiệu độ âm điện (∆χ) và loại liên kết tương ứng

* Ví dụ: Trong phân tử MgCl2

⇒ Liên kết Mg-Cl trong phân tử MgCllà liên kết ion.

+ Trong phân tử CO2

⇒ Liên kết C=O trong phân tử COlà liên kết cộng hóa trị phân cực.

+ Trong phân tử C2H4

⇒ Liên kết C-H trong phân tử C2H4 là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

IV. Sự hình thành liên kết xích ma σ và liên kết pi π

1. Sự hình thành liên kết xích ma σ và liên kết pi π

Liên kết σ là loại liên kết cộng hóa trị được hình thành do sự xen phủ trục của hai orbital. Vùng xen phủ nằm trên đường nối tâm hai nguyên tử.

* Ví dụ: Sự xen phủ trục giữa 2 AO 1s của hai nguyên tử hydrogen hình thành liên kết σ trong phân tử H2.Su xen phu truc giua 2 ao 1s cua hai nguyen tu hydrogen

+ Sự xen phủ giữa AO 1s của nguyên tử H và AO 2p của nguyên tử F hình thành liên kết σ trong phân tử HF.Sự xen phủ giữa AO 1s của nguyên tử H và AO 2p của nguyên tử F

+ Sự xen phủ giữa hai AO 2p của hai nguyên tử fluorine hình thành liên kết σ trong phân tử fluorine.

Sự xen phủ giữa hai AO 2p của hai nguyên tử fluorine

- Liên kết π là loại liên kết cộng hóa trị được hình thành do sự xen phủ bên của hai orbital. Vùng xen phủ nằm hai bên đường nối tâm hai nguyên tử.

* Ví dụ: Sự xen phủ các AO hình thành liên kết σ và liên kết π trong phân tử oxygen.

Sự xen phủ các AO hình thành liên kết σ và liên kết π trong phân tử oxygen

> Chú ý:

- Liên kết đơn gồm 1 liên kết σ.

- Liên kết đôi gồm 1 liên kết σ và 1 liên kết π.

- Liên kết ba gồm 1 liên kết σ và hai liên kết π.

- Liên kết σ bền vững hơn liên kết π.

2. Khái niệm năng lượng liên kết (Eb)

- Năng lượng liên kết của một liên kết hóa học là năng lượng cần thiết để phá vỡ 1 mol liên kết đó ở thể khí, tạo thành các nguyên tử ở thể khí.

- Năng lượng liên kết đặc trưng cho độ bền liên kết. Năng lượng liên kết càng lớn thì liên kết càng bền và ngược lại.

* Ví dụ: N2(g) → 2N(g)      Eb = 945 kJ/ mol

Ta nói năng lượng liên kết trong phân tử N2 là 945 kJ/ mol. Điều này có nghĩa cần cung cấp 945 kJ để phá vỡ 1 mol khí N2 thành các nguyên tử ở thể khí.

- Đối với các phân tử nhiều nguyên tử, tổng năng lượng liên kết trong phân tử bằng năng lượng cần cung cấp để phá vỡ hoàn toàn 1 mol phân tử đó ở thể khí thành các nguyên tử ở thể khí.

* Ví dụ: Tổng năng lượng liên kết trong phân tử CH4 là 1660 kJ/ mol.

CH4 (g) → C(g) + 4H(g)       Eb = 1660 kJ/ mol

Do đó, năng lượng liên kết trung bình của một liên kết C – H là:

 1660/4 = 415(kJ/mol)

> Chú ý: Nhận biết phân tử phân cực và phân tử không phân cực:

- Phân tử phân cực là phân tử có tổng tất cả moment lưỡng cực trong phân tử khác không. Các phân tử phân cực thường tan tốt trong nước và các dung môi phân cực khác.

- Phân tử không phân cực là phân tử có tổng tất cả các moment lưỡng cực trong phân tử bằng không. Phân tử không phân cực thường hòa tan tốt trong các dung môi không phân cực.

Nhan biet phan tu phan cuc va phan tu khong phan cuc jpgNhận biết phân tử phân cực và phân tử không phân cực

Trên đây KhoiA.Vn đã giới thiệu với các em nội dung bài 10 SGK hoá 10 Chân trời sáng tạo: Liên kết cộng hoá trị, liên kết cho nhận là gì? Phân loại liên kết theo độ âm điện? Sự hình thành Liên kết xích ma, và liên kết pi, Viết công thức Lewis - Hoá 10 bài 10Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.

® Lý thuyết Hoá 10 Sách giáo khoa (SGK) Chân trời sáng tạo có thể bạn muốn xem

» Bài 1: Nhập môn hóa học

» Bài 2: Thành phần của nguyên tử

» Bài 3: Nguyên tố hóa học

» Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử

» Bài 5: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

» Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong chu kì và nhóm

» Bài 7: Định luật tuần hoàn – ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

» Bài 8: Quy tắc octet

» Bài 9: Liên kết ion

» Bài 11: Liên kết hydrogen và tương tác van der waals

» Bài 12: Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống

» Bài 13: Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

» Bài 14: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

» Bài 15: Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng

» Bài 16: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học

» Bài 17: Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất nhóm VIIA

» Bài 18: Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide

• Xem hướng dẫn giải bài tập SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo

> Bài 1 trang 66 SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo: Trong phân tử iodine (I2), mỗi nguyên tử iodine đã góp một electron để tạo cặp electron chung...

> Bài 2 trang 66 SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo: Hydrogen sulfide (H2S) và phosphine (PH3) đều là những chất có mùi khó ngửi và rất độc.

> Bài 3 trang 66 SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo: Viết công thức Lewis của các phân tử CS2, SCl2 và CCl4.

> Bài 4 trang 66 SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo: Trình bày sự hình thành liên kết cho – nhận trong phân tử sulfur dioxide (SO2).

> Bài 5 trang 66 SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo: Mô tả sự tạo thành liên kết trong phân tử chlorine bằng sự xen phủ của các AO.

> Bài 6 trang 66 SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo: Sự xen phủ giữa hai orbital p trong trường hợp nào sẽ tạo thành liên kết σ?...

> Bài 7 trang 66 SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo: Cho biết số liên kết σ và liên kết п trong phân tử acetylene (C2H2).

> Bài 8 trang 66 SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo: Năng lượng liên kết của các hydrogen halide được liệt kê trong bảng sau:...

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác