Bài viết liên quan

Phản ứng thu nhiệt, phản ứng tỏa nhiệt là gì? Phương trình nhiệt hóa học là gì? Tính biến thiên Enthalpy - Hóa 10 bài 13

21:41:2926/11/2022

Enthalpy tạo thành và biến thiên Enthalpy của phản ứng hóa học là nội dung bài 13 hoá 10 SGK Chân trời sáng tạo. Sau đây là tóm tắt ngắn gọn và dễ hiểu về Enthalpy tạo thành và biến thiên Enthalpy của phản ứng hóa học để các em tham khảo.

Nội dung bài này giúp các em hiểu: Khái niệm Phản ứng thu nhiệt, phản ứng tỏa nhiệt, phương trình nhiệt hóa học là như thế nào. Tính biến thiên của enthalpy,  enthalpy tạo thành chuẩn là gì...

1. Phản ứng tỏa nhiệt

- Phản ứng tỏa nhiệt là gì? 

Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng có sự giải phóng nhiệt năng ra môi trường.

* Ví dụ:

+ Phản ứng nhiệt nhôm tỏa một lượng nhiệt rất lớn làm nóng chảy hỗn hợp chất phản ứng và sắt sinh ra. Ứng dụng để hàn đường ray

2Al + Fe2O Al2O3 + 2Fe

+ Phản ứng đốt cháy than tỏa một lượng nhiệt lớn giúp nấu chín thức ăn và sưởi ấm.

C + O2  CO2

2. Phản ứng thu nhiệt

- Phản ứng thu nhiệt là gì? 

Phản ứng thu nhiệt là phản ứng hóa học trong đó có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường.

* Ví dụ: Phản ứng nung đá vôi là phản ứng thu nhiệt:

 CaCO3(s CaO(s) + CO2(g)

Nếu ngừng cung cấp nhiệt thì phản ứng sẽ không tiếp tục xảy ra.

3. Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng

a) Biến thiên enthalpy của phản ứng

- Biến thiên enthalpy của phản ứng (hay nhiệt phản ứng) được kí hiệu là ∆rH(*), thường tính theo đơn vị kJ hoặc kcal.

- Biến thiên enthalpy của phản ứng là nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của một phản ứng hóa học trong quá trình đẳng áp (áp suất không đổi).

- Biến thiên enthalpy chuẩn (hay nhiệt phản ứng chuẩn) của một phản ứng hóa học, được kí hiệu ΔrHo298ΔrH298o, là nhiệt kèm theo phản ứng đó trong điều kiện chuẩn.

Điều kiện chuẩn: áp suất 1 bar (đối với chất khí), nồng độ 1 mol/ L (đối với chất tan trong dung dịch) và thường chọn nhiệt độ 25oC (hay 298K).

b) Phương trình nhiệt hóa học là gì?

Phương trình nhiệt hóa học là phương trình phản ứng hóa học có kèm theo nhiệt phản ứng và trạng thái của các chất đầu (cđ) và sản phẩm (sp).

- Phản ứng thu nhiệt (hệ nhận nhiệt của môi trường) thì ΔrHo298 > 0.

- Phản ứng tỏa nhiệt (hệ tỏa nhiệt ra môi trường) thì ΔrHo298<0ΔrH298o<0

* Ví dụ:

C(s) + H2O(g CO(g) + H2(g

 ΔrHo298 = +131,25 kJ >0         (1)

⇒ Phản ứng (1) là phản ứng thu nhiệt.

CuSO4 (aq) + Zn(s) → ZnSO4(aq) + Cu(s)

 ΔrHo298 = -231,04 kJ  < 0        (2)

⇒ Phản ứng (2) là phản ứng tỏa nhiệt.

4. Enthalpy tạo thành (nhiệt tạo thành)

- Enthalpy tạo thành của một chất là nhiệt kèm theo phản ứng tạo thành 1 mol chất đó từ các đơn chất bền nhất.

Enthalpy tạo thành (hay nhiệt tạo thành) được kí hiệu bằng ∆fH, thường được tính theo đơn vị kJ/ mol hoặc kcal/mol.

- Enthalpy tạo thành trong điều kiện chuẩn được gọi là enthalpy tạo thành chuẩn (hay nhiệt tạo thành chuẩn) và được kí hiệu là ΔfHo298.

* Ví dụ: ΔfHo298.(CO2,g) = -393,50kJ/mol là lượng nhiệt tỏa ra khi tạo ra 1 mol CO2(g) từ các đơn chất ở trạng thái bền ở điều kiện chuẩn (carbon dạng graphite, oxygen dạng phân tử khí chính là các dạng đơn chất bền nhát của carbon và oxygen).

 C(graphite) + O2(g)  CO2(g)

ΔfHo298(CO2,g) = -393,50kJ/mol

Bảng Enthalpy tạo thành chuẩn của một số chất Bảng Enthalpy tạo thành chuẩn của một số chất

> Chú ý:

• ΔfHo298 của đơn chất bền nhất bằng 0 (xét ở điều kiện chuẩn).

• ΔfHo298 < 0, chất bền hơn về mặt năng lượng so với các đơn chất bền tạo nên nó.

• ΔfHo298 > 0, chất kém bền hơn mặt năng lượng so với các đơn chất bền tạo nên nó.

5. Ý nghĩa của dấu và giá trị ΔrHo298

- Phản ứng tỏa nhiệt:

 

* Ví dụ:

 H2SO4(aq) + 2NaOH(aq) → Na2SO4(aq) + 2H2O(l)   ΔrHo298 = -111,68kJ

Sơ đồ biểu diễn Enthalpy của phản ứng tỏa nhiệt Hóa 10 bài 13Sơ đồ biểu diễn Enthalpy của phản ứng tỏa nhiệt

- Phản ứng thu nhiệt:

 

* Ví dụ: Phản ứng nhiệt phân CaCO3

 CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g)   ΔrHo298 = +178,49kJ

- Thường các phản ứng có ΔrHo298< 0 thì xảy ra thuận lợi.

> Chú ý: Phản ứng thu nhiệt cần cung cấp nhiệt liên tục, nếu dừng cung cấp nhiệt phản ứng sẽ không tiếp diễn.

Trên đây KhoiA.Vn đã giới thiệu với các em Phản ứng thu nhiệt, phản ứng tỏa nhiệt là gì? Phương trình nhiệt hóa học là gì? Tính biến thiên Enthalpy - Hóa 10 bài 13 SGK Chân trời sáng tạo. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.

® Lý thuyết Hoá 10 Sách giáo khoa (SGK) Chân trời sáng tạo có thể bạn muốn xem

» Bài 1: Nhập môn hóa học

» Bài 2: Thành phần của nguyên tử

» Bài 3: Nguyên tố hóa học

» Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử

» Bài 5: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

» Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong chu kì và nhóm

» Bài 7: Định luật tuần hoàn – ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

» Bài 8: Quy tắc octet

» Bài 9: Liên kết ion

» Bài 10: Liên kết cộng hóa trị

» Bài 11: Liên kết hydrogen và tương tác van der waals

» Bài 12: Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống

» Bài 14: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

» Bài 15: Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng

» Bài 16: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học

» Bài 17: Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất nhóm VIIA

» Bài 18: Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide

• Xem hướng dẫn giải bài tập SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo

> Bài 1 trang 86 SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo: Phương trình nhiệt hóa học giữa nitrogen và oxygen như sau:...

> Bài 2 trang 86 SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo: Biến thiên enthalpy của một phản ứng được ghi ở sơ đồ dưới. Kết luận nào sau đây là đúng?...

> Bài 3 trang 87 SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo: Đồ thị nào sau đây thể hiện đúng sự thay đổi nhiệt độ khi dung dịch hydrochloric acid...

> Bài 4 trang 87 SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo: Cho phương trình nhiệt hóa học sau: NaOH(aq) + HCl(aq) → NaCl(aq) + H2O(l)...

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác