Bài viết liên quan

Sự hình thành liên kết hóa học, Quy tắc OCTET giải thích sự hình thành phân tử và ion - Hóa 10 bài 8

11:52:1527/11/2022

Quy tắc OCTET là nội dung bài 18 Hoá 10 SGK Chân trời sáng tạo. Sau đây là tóm tắt ngắn gọn và dễ hiểu về Quy tắc Octet để các em tham khảo.

Bài này sẽ giúp các em hiểu về sự hình thành liên kết hóa học, khái niệm quy tắc Octet (hay còn gọi là quy tắc bát tử), giải thích sự hình thành phân tử và ion bằng quy tắc octet,...

1. Liên kết hóa học

- Liên kết hóa học liên quan đến sự hình thành liên kết giữa các nguyên tử, phân tử hoặc ion để tạo thành hợp chất hóa học

- Phân tử được tạo nên từ các nguyên tử bằng liên kết hóa học.

* Ví dụ:

- Phân tử hydrogen (H2) được tạo nên bằng liên kết hóa học giữa hai nguyên tử hydrogen (H).

- Phân tử fluorine (F2) được tạo nên bằng liên kết hóa học giữa 2 nguyên tử fluorine (F).

Sự hình thành phân tử Hydrogen và Fluorine Sự hình thành phân tử hydrogen và fluorine

2. Quy tắc OCTET

- Quy tắc octet (quy tắc bát tử): Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất (hoặc 2 electron với khí hiếm helium).

* Vận dụng quy tắc Octet trong sự hình thành phân tử nitrogen (N2) và Oxygen (O2)

* Ví dụ 1: Vận dụng quy tắc octet trong sự hình thành phân tử nitrogen (N2)

Sự hình thành liên kết trong phân tử nitrogen (N2)Sự hình thành liên kết trong phân tử nitrogen (N2)

Nguyên tử nitrogen có 5 electron ở lớp ngoài cùng. Khi 2 nguyên tử N liên kết với nhau, mỗi nguyên tử N sẽ góp 3 electron để tạo 3 cặp electron dùng chung tạo thành cấu hình electron bền vững của khí hiếm neon.

* Ví dụ 2: Vận dụng quy tắc octet trong sự hình thành phân tử oxygen (O2)

Nguyên tử oxygen có 6 electron ở lớp ngoài cùng. Khi 2 nguyên tử O liên kết với nhau, mỗi nguyên tử O sẽ góp 2 electron để tạo 2 cặp electron dùng chung tạo thành cấu hình electron bền vững của khí hiếm neon.

Sự hình thành liên kết trong phân tử Oxygen O2Sự hình thành liên kết trong phân tử Oxygen O2

* Vận dụng quy tắc Octet trong sự hình thành ion dương, ion âm

* Ví dụ 1: Vận dụng quy tắc octet trong sự hình thành ion sodium (Na+)

Nguyên tử sodium có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Nếu mất đi 1 electron này, nguyên tử sodium sẽ đạt được cấu hình electron bền vững sau:

Sự hình thành ion dương Na+ Hóa 10 bài 8Sự hình thành ion dương Na+

Phân tử thu được mang điện tích dương, gọi là ion sodium, ki hiệu là Na+

* Ví dụ 2: Vận dụng quy tắc octet trong sự hình thành ion fluoride (F-)

Tương tự, nguyên tử fluorine có 7 electron ở lớp ngoài cùng. Khi nhận vào 1 electron, nguyên tử fluorine sẽ đạt được cấu hình electron bền vừng sau:

Sự hình thành ion âm F- Hóa 10 bài 8Sự hình thành ion âm F-

> Lưu ý:

- Không phải mọi trường hợp, nguyên tử của các nguyên tố khi tham gia liên kết đều tuân theo quy tắc octet. Người ta nhận thấy, một số phân tử có thể không tuân theo quy tắc octet như: NO; BH3; SF6...

- Với nguyên tử của các nguyên tố nhóm B, người ta áp dụng một số quy tắc khác, tương ứng với quy tắc octet, là quy tắc 18 electron để giải thích xu hướng khi tham gia liên kết hóa học của chúng.

Trên đây KhoiA.Vn đã giới thiệu với các em về Sự hình thành liên kết hóa học, Quy tắc OCTET giải thích sự hình thành phân tử và ion - Hóa 10 bài 8 SGK Chân trời sáng tạo. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.

® Lý thuyết Hoá 10 Sách giáo khoa (SGK) Chân trời sáng tạo có thể bạn muốn xem

» Bài 1: Nhập môn hóa học

» Bài 2: Thành phần của nguyên tử

» Bài 3: Nguyên tố hóa học

» Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử

» Bài 5: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

» Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong chu kì và nhóm

» Bài 7: Định luật tuần hoàn – ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

» Bài 9: Liên kết ion

» Bài 10: Liên kết cộng hóa trị

» Bài 11: Liên kết hydrogen và tương tác van der waals

» Bài 12: Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống

» Bài 13: Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

» Bài 14: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

» Bài 15: Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng

» Bài 16: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học

» Bài 17: Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất nhóm VIIA

» Bài 18: Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide

• Xem hướng dẫn giải bài tập SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo

> Bài 1 trang 54 SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững...

> Bài 2 trang 54 SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo: Để đạt quy tắc octet, nguyên tử của nguyên tố potassium (Z = 19) phải nhường đi...

> Bài 3 trang 54 SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo: Vận dụng quy tắc octet, trình bày sơ đồ mô tả sự hình thành phân tử potassium chloride (KCl)...

> Bài 4 trang 54 SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo: Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử H2O bằng cách áp dụng quy tắc octet.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác