Căn bậc hai là bài học đầu tiên trong chương trình toán đại số 9. Đây là kiến thức nền tảng của của phần đại số lớp 9. Căn bậc 2 chính là phép toán ngược của phép bình phương.
Vậy căn bậc 2 là gì? công thức căn bậc 2 viết như thế nào? Thực hiện các phép tính căn bậc 2 có khó không? chúng ta sẽ cùng tìm lời giải đáp qua bài viết Căn bậc 2 này.
I. Lý thuyết về căn bậc hai
1. Căn bậc 2 số học
* Nhắc lại: Ở lớp 7, ta đã biết:
+ Căn bậc hai của một số a không âm là số x sao cho x2 = a.
+ Số dương a có đúng hai căn bậc hai là hai số đối nhau là và
+ Số 0 có đúng một căn bậc hai là chính số 0, ta viết
* Ví dụ: Số 25 có hai căn bậc hai là 5 và -5
* Định nghĩa căn bậc 2
Với số dương a,a, số √aa được gọi là căn bậc hai số học của a.a.
Số 0 cũng được gọi là căn bậc hai số học của 0.
- Ví dụ: Căn bậc hai số học của số 9 là
> Chú ý: Với a ≥ 0, ta có:
+ Nếu:
+ Nếu
Ta viết:
2. So sánh căn bậc 2 số học
* Định lý: với hai số a; b không âm ta có:
* Ví dụ 1: so sánh 5 và √22
¤ Lời giải:
- Ta có mà 25 > 22 nên hay
* Ví dụ 2: so sánh và 7
¤ Lời giải:
- Ta có
và
Nên
* Ví dụ 3: so sánh và 3
¤ Lời giải:
- Ta có:
(*)
Mặt khác
Nên
(**)
Từ (*) và (**) ta có:
II. Bài tập căn bậc 2
* Bài 1 trang 6 SGK Toán 9 Tập 1: Tìm căn bậc hai số học của mỗi số sau rồi suy ra căn bậc hai của chúng: 121; 144; 169; 225; 256; 324; 361; 400
> Lời giải:
+ Ta có: √121 = 11 vì 11 > 0 và 112 = 121 nên
Căn bậc hai số học của 121 là 11. Căn bậc hai của 121 là 11 và – 11.
+ Tương tự:
Căn bậc hai số học của 144 là 12. Căn bậc hai của 144 là 12 và -12.
Căn bậc hai số học của 169 là 13. Căn bậc hai của 169 là 13 và -13.
Căn bậc hai số học của 225 là 15. Căn bậc hai của 225 là 15 và -15.
Căn bậc hai số học của 256 là 16. Căn bậc hai của 256 là 16 và -16.
Căn bậc hai số học của 324 là 18. Căn bậc hai của 324 là 18 và -18.
Căn bậc hai số học của 361 là 19. Căn bậc hai của 361 là 19 và -19
Căn bậc hai số học của 400 là 20. Căn bậc hai của 400 là 20 và -20.
* Bài 2 trang 6 SGK Toán 9 Tập 1: So sánh:
a) 2 và √3 ; b) 6 và √41 ; c) 7 và √47
> Lời giải:
a) 2 = √4
Vì 4 > 3 nên √4 > √3 (định lí)
→ Vậy 2 > √3
b) 6 = √36
Vì 36 < 41 nên √36 < √41
→ Vậy 6 < √41
c) 7 = √49
Vì 49 > 47 nên √49 > √47
→ Vậy 7 > √47
* Bài 3 trang 6 SGK Toán 9 Tập 1: Dùng máy tính bỏ túi, tính giá trị gần đúng của nghiệm mỗi phương tình sau (làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba):
a) x2 = 2 ; b) x2 = 3
c) x2 = 3,5 ; d) x2 = 4,12
Hướng dẫn: Nghiệm của phương trình x2 = a ( với a ≥ 0) là các căn bậc hai của a.
> Lời giải:
a) x2 = 2 ⇒ x1 = √2 và x2 = -√2
Dùng máy tính bỏ túi ta tính được:
√2 ≈ 1,414213562
Kết quả làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba là:
x1 = 1,414; x2 = - 1,414
b) x2 = 3 ⇒ x1 = √3 và x2 = -√3
Dùng máy tính ta được:
√3 ≈ 1,732050907
Vậy x1 = 1,732; x2 = - 1,732
c) x2 = 3,5 ⇒ x1 = √3,5 và x2 = -√3,5
Dùng máy tính ta được:
√3,5 ≈ 1,870828693
Vậy x1 = 1,871; x2 = - 1,871
d) x2 = 4,12 ⇒ x1 = √4,12 và x2 = -√4,12
Dùng máy tính ta được:
√4,12 ≈ 2,029778313
Vậy x1 = 2,030 ; x2 = - 2,030
* Bài 4 trang 7 SGK Toán 9 Tập 1: Tìm số x không âm, biết:
a) √x = 15; b) 2√x = 14
c) √x < √2; d) √2x < 4
> Lời giải:
* Lưu ý: Vì x không âm (x ≥ 0) nên các căn thức trong bài đều xác định.
a) √x = 15
Vì x ≥ 0 nên bình phương hai vế ta được:
x = 152 ⇔ x = 225
Vậy x = 225
b) 2√x = 14 ⇔ √x = 7
Vì x ≥ 0 nên bình phương hai vế ta được:
x = 72 ⇔ x = 49
Vậy x = 49
c) √x < √2
Vì x ≥ 0 nên bình phương hai vế ta được: x < 2
Vậy 0 ≤ x < 2
d)
Vì x ≥ 0 nên bình phương hai vế ta được:
2x < 16 ⇔ x < 8
Vậy 0 ≤ x < 8
* Bài 5 trang 7 SGK Toán 9 Tập 1: Đố. Tính cạnh một hình vuông, biết diện tích của nó bằng diện tích của hình chữ nhật có chiều rộng 3,5m và chiều dài 14m.
> Lời giải:
- Diện tích hình chữ nhật: SHCN = 3,5.14 = 49 (m2)
- Gọi a (m) (a > 0) là độ dài của cạnh hình vuông. Suy ra diện tích hình vuông là
SHV = a2 = 49 (m2)
⇒ a = 7 (m)
Vậy cạnh hình vuông có độ dài là 7m.
Như vậy với nội dung bài viết căn bậc 2 này các em cần nhớ được định nghĩa căn bậc 2, đặc biệt là dựa vào định lý để so sánh căn bậc 2 cần các phép biến đổi linh hoạt. Các em hãy làm nhiều bài tập để rèn luyện kỹ năng giải các bài toán này.