Sau khi tìm hiểu nội dung lý thuyết Hoá 9 bài 40: Dầu mỏ và khí thiên nhiên; về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên của dầu mỏ,...
Nội dung bài viết này các em sẽ vận dụng kiến thức ở trên để giải một số bài tập về dầu mỏ và khí thiên nhiên: Giải bài tập 1, 2, 3, 4 trang 129 SGK Hóa 9 bài 40, qua đó rèn luyện được kỹ năng giải bài tập đồng thời giúp ghi nhớ kiến thức lý thuyết tốt hơn.
» Lý thuyết Hoá 9 bài 40: Dầu mỏ và Khí thiên nhiên
* Bài 1 trang 129 SGK Hóa 9: Chọn những câu đúng trong các câu sau:
a) Dầu mỏ là một đơn chất.
b) Dầu mỏ là một hợp chất phức tạp.
c) Dầu mỏ là một hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại Hiđrocacbon.
d) Dầu mỏ sôi ở một nhiệt độ xác định.
e) Dầu mỏ sôi ở những nhiệt độ khác nhau.
> Lời giải:
- Câu đúng là: c) và e).
* Bài 2 trang 129 SGK Hóa 9: Điền vào những từ thích hợp vào các chỗ trống trong các câu sau:
a) Người ta chưng cất dầu mỏ để thu được ...
b) Để thu thêm được xăng, người ta tiến hành ... dầu nặng.
c) Thành phần chủ yếu của khí tự nhiên là ...
d) Khí dầu mỏ có ... gần như khí tự nhiên
> Lời giải:
a) Người ta chưng cất dầu mỏ để thu được xăng, dầu hỏa và các sản phẩm khác.
b) Để thu thêm được xăng, người ta tiến hành crăckinh dầu nặng.
c) Thành phần chủ yếu của khí tự nhiên là khí metan.
d) Khí dầu mỏ có thành phần gần như khí tự nhiên.
* Bài 3 trang 129 SGK Hóa 9: Để dập tắt xăng, dầu cháy người ta làm như sau:
a) Phun nước vào ngọn lửa.
b) Dùng chăn ướt trùm lên ngọn lửa.
c) Phủ cát vào ngọn lửa.
Cách làm nào ở trên là đúng. Giải thích.
> Lời giải:
- Cách làm đúng là b) và c) vì ngăn không cho xăng, dầu tiếp xúc với không khí.
- Cách làm a) là sai vì khi đó dầu loang nhanh trên mặt nước, gây cháy diện rộng hơn.
* Bài 4 trang 129 SGK Hóa 9: Đốt cháy V lít khí thiên nhiên chứa 96% CH4 , 2% N2 và 2% CO2 về thể tích. Toàn bộ sản phẩm cháy được dẫn qua dung dịch Ca(OH)2dư thấy tạo ra 4,9g kết tủa.
a) Viết các phương trình hóa học (biết N2, CO2 không cháy).
b) Tính V (đktc).
> Lời giải:
a) Các phương trình hoá học:
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O (1)
1 2 1 2 (mol)
0,96V ?
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O (2)
b) Gọi thể tích khí thiên nhiên là V (l)
Từ phản ứng (1) ta có: VCO2 = VCH4 = 0,96V
⇒ Thể tích CO2 thu được sau khi đốt: 0,96V + 0,02V = 0,98V
nên số mol CO2 là:
Từ phản ứng (2) ta suy ra:
Vậy thể tích khí thiên nhiên là 1,12 lít.
Trên đây KhoiA.Vn đã hướng dẫn các em cách giải một số Bài tập về Dầu mỏ và Khí thiên nhiên: Giải bài 1, 2, 3, 4 trang 129 SGK Hoá 9 bài 40. Hy vọng bài viết giúp các em hiểu rõ hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, chúc các em thành công.