Tính chất hóa học của bazơ: Bazơ tan, Bazơ không tan - Lý thuyết Hóa 9 bài 7

20:57:3001/10/2021

Chúng ta đã biết có loại bazơ tan được trong nước như: NaOH, Ba(OH)2, KOH,... có loại bazơ không tan trong nước như Al(OH)3, Cu(OH)2,...

Bài viết dưới đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tính chất hóa học của bazơ: Bazơ tan và Bazơ không tan và xem chúng có đặc điểm gì khác nhau nhé.

I. Phân loại bazơ: Bazơ tan, Bazơ không tan

Dựa vào tính tan của bazơ trong nước, người ta chia tính bazơ thành 2 loại:

- Bazơ tan được trong nước tạo thành dung dịch bazơ (gọi là kiềm) như:

NaOH, KOH, Ba(OH)2, Ca(OH)2, LiOH, RbOH, CsOH, Sr(OH)2.

- Những bazơ không tan như: Cu(OH)2, Mg(OH)2, Fe(OH)3, Al(OH)3,...

II. Tính chất hóa học của bazơ

1. Bazơ tan tác dụng với chất chỉ thị màu

- Dung dịch bazơ làm quỳ tím đổi thành màu xanh.

- Dung dịch bazơ làm phenolphtalein không màu đổi sang màu đỏ.

2. Bazơ tan (dd bazơ) tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước

* Ví dụ: 2NaOH(dd) + SO2(k) → Na2SO3(dd) + H2O(l)

  3Ca(OH)2(dd) + P2O5(r) → Ca3(PO4)2↓ + H2O(l)

3. Bazơ (bazơ tan và bazơ không tan) tác dụng với axit tạo thành muối và nước

* Ví dụ: KOH + HCl → KCl + H2O

 Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

4. Bazơ tan (dd bazơ) tác dụng với nhiều dung dịch muối tạo thành muối mới và bazơ mới.

* Ví dụ: 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2

5. Bazơ không tan bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước

* Ví dụ: Cu(OH)2  CuO + H2O

 2Fe(OH)3   Fe2O3 + 3H2

Như vậy: Với bài tính chất hóa học của bazơ này các em cần nhớ một số ý chính sau:

1- Các dung dịch bazơ (bazơ kiềm hay bazơ tan) có những tính chất hóa học sau:

+ Làm đổi màu quỳ tím thành xanh hoặc dung dịch phenolphtalein không màu thành màu đỏ.

+ Tác dụng với oxit axit tạo thành muối và nước

+ Tác dụng với axit tạo thành muối và nước

+ Tác dụng với muối tạo thành bazơ mới và muối mới

2- Bazơ không tan có tính chất hóa học sau:

+ Bị nhiệt phân tạo thành oxit và nước

+ Tác dụng với axit tạo thành muối và nước.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác