Từ xa xưa con người đã biết sử dụng nhiều vật dụng bằng sắt hay hợp kim của sắt như: dao, liềm, búa, tên nỏ,..... Ngày nay trong số tất cả các kim loại, sắt vẫn được sử dụng nhiều nhất.
Bài viết này sẽ giới thiệu với các em về tính chất vật lý và tính chất hóa học của Sắt (Fe).
- Ký hiệu hóa học của sắt: Fe
- Nguyên tử khối của sắt: 56
» Giải bài tập Hóa 9 bài 19: Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 60 SGK Hóa 9 bài 19
Tính chất hóa học của sắt:
I. Tính chất vật lý của sắt Fe
- Sắt là kim loại màu trắng xám có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt nhưng kém hơn nhôm.
- Sắt dẻo nên dễ rèn, sắt có tính nhiễm từ (bị nam châm hút và sắt cũng có thể nhiễm từ trở thành nam châm).
- Sắt là kim loại nặng (có khối lượng riêng D = 7,86g/cm3), nóng chảy ở 1539°C.
II. Tính chất hóa học của sắt Fe
Sắt là kim loại có hóa trị II và III.
1. Sắt tác dụng với phi kim
a) Sắt tác dụng với oxi tạo thành oxit sắt từ
3Fe + 2O2 Fe3O4
Fe3O4: oxit sắt từ, màu đen, sắt có hóa trị II và III.
b) Sắt tác dụng với clo tạo thành muối clorua
2Fe + 3Cl2 2FeCl3
Ngoài ra, sắt còn tác dụng nhiều phi kim khác như lưu huỳnh (S), brom (Br2) tạo thành muối FeS, FeBr3,...
2. Sắt tác dụng với dung dịch axit
- Sắt tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng tạo thành muối sắt (II) và giải phóng Hidro.
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2
> Chú ý: Sắt không tác dụng với HNO3, H2SO4 đặc, nguội.
3. Sắt tác dụng với dung dịch muối
- Sắt tác dụng với dung dịch muối của kim loại yếu hơn (kém hoạt động hơn) tạo thành muối sắt và giải phóng kim loại trong muối.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Fe + AgNO3 → FeNO3 + Ag
Trên đây KhoiA.Vn đã giới thiệu với các em về Tính chất vật lý của Sắt, tính chất hóa học của sắt (Fe). Hy vọng bài viết giúp các em hiểu rõ hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, chúc các em thành công.