Bài viết liên quan

Số khối là gì? Số hiệu nguyên tử là gì? Công thức, cách tính số khối, số hiệu nguyên tử và nguyên tử khối trung bình - Hóa 10 bài 2

14:24:1605/07/2021

Các em đã biết kích thước, khối lượng, cấu tạo nguyên tử cũng như kích thước, khối lượng và điện tích của các hạt tạo thành nguyên tử ở bài viết trước.

Kiến thức bài này sẽ giúp các em giải đáp được các thắc mắc như: Số khối là gì? Số hiệu nguyên tử là gì? Công thức, cách tính số khối, số hiệu nguyên tử và nguyên tử khối trung bình được viết thế nào?

Bài tập về hạt nhân nguyên tử, số khối, số hiệu nguyên tử và nguyên tử khối - Hóa 10 bài 2

I. Hạt nhân nguyên tử

1. Điện tích hạt nhân

- Hạt nhân gồm các hạt proton và nơtron. Nếu hạt nhân có Z proton, thì điện tích của hạt nhân bằng Z+ và số đơn vị điện tích hạt nhân bằng Z.

- Nguyên tử trung hòa về điện nên số proton trong hạt nhân bằng số electron của nguyên tử. Vậy trong nguyên tử:

 Số đơn vị điện tích hạt nhân Z = số proton (p) = số electron (e)

2. Số khối là gì? công thức tính số khối?

- Số khối của hạt nhân (A) bằng tổng số hạt proton (Z) và tổng số hạt nơtron (N) của hạt nhân đó: A = Z + N

II. Nguyên tố hóa học

1. Nguyên tố hoá học là gì?

Định nghĩa: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.

⇒ Như vậy, tất cả các nguyên tử của cùng 1 nguyên tố hóa học đều có cùng số proton và cùng số electron.

- Những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân đều có tính chất hóa học giống nhau.

- Cho đến nay, người ta đã biết 92 nguyên tố hóa học có trong tự nhiên và khoảng 18 nguyên tố nhân tạo được tổng hợp trong các phòng thí nghiệm hạt nhân.

2. Số hiệu nguyên tử là gì?

- Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tử đó, ký hiệu là Z.

3. Ký hiệu nguyên tử

- Số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối được coi là những đặc trưng cơ bản của nguyên tử. Để kí hiệu nguyên tử, người ta thường ghi các chỉ số đặc trưng ở bên trái kí hiệu nguyên tố X với số khối A ở bên trên, số hiệu nguyên tử Z ở bên dưới.

- Số hiệu nguyên tử (Z) cho biết:

° Số proton trong hạt nhân nguyên tử

° Số electron trong nguyên tử.

số hiệu nguyên tử

→ Nếu biết số khối (A) và số hiệu nguyên tử (Z), ta biết được số proton, số nơtron (N = A - Z) có trong hạt nhân nguyên tử và số electron của nguyên tử đó.

- Như nguyên tố Natri trên ta có: số khối của nguyên tử Na là A = 23; Số hiệu nguyên tử của Na là Z = 11 nên số điện tích hạt nhân nguyên tử là 11, trong hạt nhân có 11 proton và vỏ nguyên tử Na có 11 electron, vậy trong hạt nhân có 12 (12 = 23 - 11) nơtron.

III. Đồng vị

- Các nguyên tử của cùng 1 nguyên tố hóa học có thể có số khối khác nhau vì hạt nhân của các nguyên tử đó có cùng số proton nhưng có thể có số nơtron khác nhau.

Sơ đồ 3 đồng vị của hidroSơ đồ cấu tạo nguyên tử ba đồng vị của nguyên tố Hidro 

Các đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác nhau về số nơtron, do đó số khối A của chúng khác nhau.

- Các đồng vị được xếp vào cùng một ô nguyên tố trong bảng tuần hoàn.

- Phần lớn các nguyên tố hóa học là hỗn hợp của nhiều đồng vị. Ngoài khoảng 340 đồng vị tồn tại trong tự nhiên, người ta đã tổng hợp được hơn 2400 đồng vị nhân tạo dùng trong y học, nông nghiệp.

IV. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình

1. Nguyên tử khối

- Nguyên tử khối của một nguyên tử cho biết khối lượng của nguyên tử đó nặng gấp bao nhiêu lần đơn vị khối lượng nguyên tử.

- Khối lượng của một nguyên tử bằng tổng khối lượng của proton, notron và electron trong nguyên tử đó, nhưng do khối lượng của electron quá nhỏ bé so với hạt nhân nên khối lượng một nguyên tử coi như bằng hạt nhân nguyên tử.

→ Nguyên tử khối coi như bằng số khối (A).
 
2. Nguyên tử khối trung bình, công thức tính nguyên tử khối trung bình

- Hầu hết các nguyên tố hóa học là hỗn hợp của nhiều đồng vị với tỉ lệ phần trăm số nguyên tử xác định, như vậy:

⇒ nguyên tử khối của các nguyên tố có nhiều đồng vị là nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp các đồng vị có tính đến tỉ lệ phần trăm số nguyên tử tương ứng

- Giả sử nguyên tố có 2 đồng vị X và Y. kí hiệu X, Y đồng thời là nguyên tử khối của 2 đồng vị, tỉ lệ phần trăm số nguyên tử tương ứng là a và b. Khi đó, công thức tính nguyên tử khối trung bình  của nguyên tố là:

  

- Trong những phép toán không cần độ chính xác cao, có thể coi nguyên tử khối bằng số khối.

* Ví dụ: Clo là hỗn hợp của 2 đồng vị bền  chiếm 75,77% và  chiến 24,23% tổng số nguyên tử Clo trong tự nhiên, nguyên tử khối trung bình của Clo là:

  

Trên đây là nội dung về Hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học, đồng vị của bài 2 hóa 10, qua đó các em có thể giải đáp các câu hỏi như: Số khối là gì? Số hiệu nguyên tử là gì? Công thức, cách tính số khối, số hiệu nguyên tử và nguyên tử khối trung bình được viết thế nào?

• Xem hướng dẫn giải bài tập Hoá học 10

> Bài 1 trang 13 sgk hoá 10: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng: A. Số khối; B. Số notron....

> Bài 2 trang 13 sgk hoá 10: Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ các đặc trưng cho một nguyên tử của một nguyên tố hóa học vì nó cho biết:...

> Bài 3 trang 14 SGK hóa 10: Nguyên tố cacbon có hai đồng vị:  chiếm 98,89% và  chiếm 1,11%. Nguyên tử khối trung bình của cacbon là:...

> Bài 4 trang 14 SGK hóa 10: Hãy xác định điện tích hạt nhân, số proton, số nơtron, số electron, nguyên tử khối của các nguyên tử thuộc các nguyên tố sau:...

> Bài 5 trang 14 SGK hóa 10: Đồng có hai đồng vị bền  và . Nguyên tử khối trung bình của đồng là 63,54. Tính thành phần phần trăm...

> Bài 6 trang 14 SGK hóa 10: Hidro có nguyên tử khối là 1,008. Hỏi có bao nhiêu nguyên tử của đồng vị  trong 1ml nước (cho rằng trong nước chỉ có đồng vị   và )?...

> Bài 7 trang 14 SGK hóa 10: Oxi tự nhiên là một hỗn hợp các đồng vị: 99,757% 16O; 0,039% 17O; 0,204% 18O. Tính số nguyên tử của mỗi loại đồng vị...

> Bài 8 trang 14 SGK hóa 10: Agon tách ra từ không khí là hỗn hợp ba đồng vị: 99,6% 40Ar;0,063% 38Ar; 0,337% 36Ar. Tính thể tích của 10g Ar ở điều kiện tiêu chuẩn?

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác