Bài viết liên quan

Cách xác định số oxi hóa của các nguyên tố, cách lập phương trình phản ứng Oxi hóa Khử - Hóa 10 bài 12

21:18:4826/11/2022

Phản ứng Oxi hóa - Khử và ứng dụng trong cuộc sống là nội dung bài 12 hoá 10 SGK Chân trời sáng tạo. Dưới đây là tóm tắt ngắn gọn và dễ hiểu về Phản ứng Oxi hóa - Khử và ứng dụng trong cuộc sống để các em tham khảo.

Nội dung bài này giúp các em hiểu rõ về Số oxi hóa của nguyên tử, cách xác định số oxi hóa của nguyên tử nguyên tố trong hợp chất, cách lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa khử bằng phương pháp thăng bằng electron, ý nghĩa của phản ứng oxi hóa khử...

I. Số oxi hóa

1. Số oxi hóa là gì

- Số oxi hóa của một nguyên tử trong phân tử là điện tích của nguyên tử nguyên tố đó nếu giả định cặp electron chung thuộc hẳn về nguyên tử của nguyên tố có độ âm điện lớn hơn.

Phản ứng của Magnesium với Oxygen Phản ứng của Magnesium với Oxygen

* Ví dụ: Giả định nếu cặp electron chung trong hợp chất cộng hóa trị HCl lệch hẳn về phía nguyên tử Cl khi đó có thể coi Cl nhận 1 electron và H nhường 1 electron.

⇒ Cl mang điện tích -1 và H mang điện tích +1.

⇒ Ta nói số oxi hóa của Cl là -1, của H là +1.

- Cách biểu diễn số oxi hóa: Số oxi hóa được đặt ở phía trên kí hiệu nguyên tố.

Cách biểu diễn số Oxi hóa Hóa 10 bài 12Cách biểu diễn số Oxi hóa

* Ví dụ: 

2. Cách xác định số oxi hóa của nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất

Quy tắc xác định số oxi hóa của nguyên tử các nguyên tố trong hợp chất

Quy tắc 1: Số oxi hóa của nguyên tử trong các đơn chất bằng 0.

* Ví dụ:

- Quy tắc 2: Trong một phân tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng 0.

* Ví dụ: Tổng số oxi hóa của các nguyên tử trong phân tử NH3 là: (-3).1 + 3.(+1) = -3 + 3 = 0.

- Quy tắc 3: Trong các ion, số oxi hóa của nguyên tử (đối với ion đơn nguyên tử) hay tổng số oxi hóa các nguyên tử (đối với các ion đa nguyên tử) bằng điện tích của ion đó.

* Ví dụ: Số oxi hóa của nguyên tử Na trong ion Na+ là +1.

Trong ion HSO4-  tổng số oxi hóa của các nguyên tử: 1.(+1) + 1.(+6) + 4.(-2) = -1 

- Quy tắc 4: Trong đa số các hợp chất, số oxi hóa của hydrogen là +1, trừ các hydride kim loại như NaH, CaH2 ... Số oxi hóa của oxygen bằng -2, trừ OF2 và các peroxide; superoxide (như H2O2; Na2O2; KO2 …). Kim loại kiềm (nhóm IA) luôn có số oxi hóa +1; kim loại kiềm thổ (nhóm IIA) có số oxi hóa +2. Nhôm có số oxi hóa +3. Số oxi hóa của các nguyên tử nguyên tố fluorine trong các hợp chất bằng -1.

Xác định số oxi hóa

Số oxi hóa

Đơn chất

0

Phân tử

Tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng 0

Ion đơn nguyên tử

Bằng điện tích của ion

Ion đa nguyên tử

Tổng số oxi hóa các nguyên tử bằng điện tích ion

Ion fluorine

-1

Oxygen trong hợp chất (trừ OF2 và các peroxide, superoxide)

-2

Hydrogen trong hợp chất (trừ các hydride)

+1

II. Phản ứng oxi hóa – khử

- Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học trong đó có sự chuyển dịch electron giữa các chất phản ứng hay phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa của một số nguyên tử trong phân tử.

- Chất khử (hay chất bị oxi hóa) là chất nhường electron hay chất có số oxi hóa tăng lên sau phản ứng.

- Chất oxi hóa (hay chất bị khử) là chất nhận electron hay chất có số oxi hóa giảm xuống sau phản ứng.

- Quá trình oxi hóa (sự oxi hóa) là quá trình nhường electron.

- Quá trình khử (sự khử) là quá trình nhận electron.

- Trong phản ứng oxi hóa – khử luôn xảy ra đồng thời sự oxi hóa và sự khử.

* Ví dụ: Xét phương trình hóa học:

  

+ ion S2- nhường electron (số oxi hóa tăng) nên là chất khử.

+ Br nhận electron nên là chất oxi hóa.

+ Quá trình nhường electron là quá trình oxi hóa:

 

+ Quá trình nhận electron là quá trình khử: 

> Chú ý:

+ Chất oxi hóa mạnh thường là các hợp chất chứa nguyên tử của các nguyên tố có số oxi hóa cao (như ;...) hoặc đơn chất của các nguyên tố có độ âm điện lớn (như F2; O2; Cl2; Br2;...)

+ Chất khử mạnh thường là các hợp chất chứa nguyên tử của các nguyên tố có số oxi hóa thấp (như ;...) hoặc đơn chất kim loại (như kim loại kiềm, kiềm thổ, …)

+ Chất chứa nguyên tử của nguyên tố có số oxi hóa trung gian (như ;...) thì tùy thuộc vào điều kiện phản ứng (tác nhân và môi trường) mà thể hiện tính khử hoặc tính oxi hóa hoặc cả hai (vừa tính oxi hóa, vừa tính khử hay tự oxi hóa – khử).

III. Cách lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử

Có nhiều phương pháp lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử. Phương pháp thông dụng hiện nay là thăng bằng electron.

- Nguyên tắc:

Tổng số electron chất khử nhường = Tổng số electron chất oxi hóa nhận.

- Các bước lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa - khử theo phương pháp thăng bằng electron:

+ Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa trong phản ứng, từ đó xác định chất oxi hóa, chất khử.

+ Bước 2: Viết quá trình oxi hóa, quá trình khử.

+ Bước 3: Xác định (và nhân) hệ số thích hợp vào các quá trình sao cho tổng số electron do chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận.

+ Bước 4: Đặt các hệ số vào sơ đồ phản ứng. Cân bằng số lượng nguyên tử các nguyên tố còn lại.

* Ví dụ:

Lập phương trình hóa học của phản ứng sau:

 KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl↑ + H2

Theo phương pháp thăng bằng electron.

+ Bước 1: Xác định số oxi hóa của các nguyên tử nguyên tố

  

Chất khử: HCl

Chất oxi hóa: KMnO4

+ Bước 2: Viết quá trình oxi hóa, quá trình khử.

Quá trình oxi hóa: 

Quá trình khử: 

+ Bước 3: Xác định (và nhân) hệ số thích hợp vào các quá trình

 

+ Bước 4: Đặt các hệ số vào sơ đồ phản ứng và cân bằng

 2KMnO4 + 16HCl → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O

IV. Ý nghĩa của phản ứng oxi hóa – khử trong đời sống

- Một số phản ứng oxi hóa – khử quan trọng gắn liền với cuộc sống như sự cháy của than, củi; sự cháy của xăng, dầu trong các động cơ đốt trong; các quá trình điện phân; các phản ứng xảy ra trong pin, ắc quy...

Một số phản ứng Oxi hóa khử quan trọng gắn liền trong cuộc sống Hóa 10 bài 12Một số phản ứng Oxi hóa khử quan trọng gắn liền trong cuộc sống

- Một số phản ứng oxi hóa – khử là cơ sở của quá trình sản xuất trong các ngành công nghiệp nặng; sản xuất các hóa chất cơ bản; sản xuất phân bón; thuốc bảo vệ thực vật; dược phẩm...

Ý nghĩa của phản ứng Oxi hóa Khử trong đời sống Hóa 10 bài 12

Phản ứng Oxi hóa Khử trong đời sống thực tế

Trên đây KhoiA.Vn đã giới thiệu với các em Cách xác định số oxi hóa của các nguyên tố, cách lập phương trình phản ứng Oxi hóa Khử bằng phương pháp thăng bằng electron - Hóa 10 bài 12 SGK Chân trời sáng tạo. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.

® Lý thuyết Hoá 10 Sách giáo khoa (SGK) Chân trời sáng tạo có thể bạn muốn xem

» Bài 1: Nhập môn hóa học

» Bài 2: Thành phần của nguyên tử

» Bài 3: Nguyên tố hóa học

» Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử

» Bài 5: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

» Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong chu kì và nhóm

» Bài 7: Định luật tuần hoàn – ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

» Bài 8: Quy tắc octet

» Bài 9: Liên kết ion

» Bài 10: Liên kết cộng hóa trị

» Bài 11: Liên kết hydrogen và tương tác van der waals

» Bài 13: Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

» Bài 14: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

» Bài 15: Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng

» Bài 16: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học

» Bài 17: Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất nhóm VIIA

» Bài 18: Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide

• Xem hướng dẫn giải bài tập SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo

> Bài 1 trang 79 SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo: Tính số oxi hóa của nguyên tử có đánh dấu ∗ trong các chất và ion dưới đây:...

> Bài 2 trang 79 SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo: Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau bằng phương pháp thăng bằng electron...

> Bài 3 trang 79 SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo: Có nhiều hiện tượng xảy ra xung quanh ta, em hãy nêu hai phản ứng oxi hóa - khử...

> Bài 4 trang 79 SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo: Viết phương trình hóa học của phản ứng điều chế muối zinc chloride (ZnCl2) bằng một phản ứng...

> Bài 5 trang 79 SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo: Nhiên liệu rắn dành cho tên lửa tăng tốc của tàu vũ trụ con thoi là hỗn hợp gồm ammonium...

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác