Bài viết liên quan

ion dương, ion âm là gì? Sự hình thành liên kết ion và khái niệm mạng tinh thể - Hóa 10 bài 9

12:07:2727/11/2022

Liên kết Ion là nội dung bài 9 Hoá 10 SGK Chân trời sáng tạo. Sau đây là tóm tắt ngắn gọn, đầy đủ và dễ hiểu bài Liên kết Ion để các em thuận tiện tham khảo.

Bài này sẽ giúp các em hiểu Ion dương là gì? Ion âm là gì? Sự hình thành liên kết ion như thế nào? và khái niệm mạng tinh thể...

I. Ion và sự hình thành liên kết ion

1. Sự tạo thành ion

Ion dương là gì? Ion âm là gì?

Khi nhường electron, nguyên tử trở thành ion dương (cation)

Quá trình hình thanh ion Na+ Quá trình hình thành ion sodium: Na nhường 1e trở thành Na+.

 

Viết gọn là: Na → Na+ + 1e

- Khi nhận electron, nguyên tử trở thành ion âm (anion)

Quá trình hình thành ion O2-Quá trình hình thành ion O2- : O nhận 2e trở thành O2-.

Viết gọn là: O + 2e → O2-.

> Lưu ý: Giá trị điện tích trên cation hoặc anion bằng số electron mà nguyên tưr nhường hoặc nhận.

2. Liên kết ion

- Liên kết ion là gì? Liên kết ion là liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.

- Liên kết ion thường được hình thành khi kim loại điển hình tác dụng với phi kim điển hình.

* Ví dụ: Sự hình thành liên kết ion trong phân từ sodium chloride (NaCl):

Sự hình thành liên kết ion trong phân tử Sodium ChlorideSự hình thành liên kết ion trong phân tử Sodium Chloride (NaCl)

+ Nguyên tử Na (Z = 11) nhường đi 1 electron ở lớp ngoài cùng trở thành ion mang điện tích dương, kí hiệu là Na+.

+ Nguyên tử Cl (Z = 17) nhận 1 electron từ nguyên tử Na trở thành ion mang điện tích âm, kí hiệu là Cl-.

Các ion Na+ và Cl- hút nhau tạo thành liên kết trong phân tử NaCl.

Phương trình hóa học: 2Na + Cl2 → 2NaCl.

II. Tinh thể ion

- Tinh thể ion là gì? Tinh thể ion là hợp chất ion ở dạng rắn. Chúng gồm các ion liên kết với nhau bằng lực hút tĩnh điện tạo thành một mạng tinh thể.

- Ô mạng tinh thể là đơn vị nhỏ nhất của mạng tinh thể, hiển thị cấu trúc không gian ba chiều của toàn bộ tinh thể.

- Tinh thể của một chất có thể xem là một ô mạng lặp đi lặp lại trong không gian ba chiều.

- Do các hợp chất ion có cấu trúc tinh thể nên trong điều kiện thường, các hợp chất ion thường tồn tại ở trạng thái rắn, khó nóng chảy, khó bay hơi và không dẫn điện ở trạng thái rắn. Hợp chất ion thường dễ tan trong nước tạo thành dung dịch có khả năng dẫn điện.

* Ví dụ: NaCl là hợp chất ion phổ biến. Trong điều kiện thường, hợp chất này tồn tại dưới dạng tinh thể rắn, cứng, dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao.

Tinh thể NaCl trong thực tế và mô hình mạng tinh thể của NaClTinh thể NaCl trong thực (a) tế và mô hình mạng tinh thể của NaCl (b)

Trên đây KhoiA.Vn đã giới thiệu với các em về Ion dương, ion âm là gì? Sự hình thành liên kết ion và khái niệm mạng tinh thể - Hóa 10 bài 9 SGK Chân trời sáng tạo. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.

® Lý thuyết Hoá 10 Sách giáo khoa (SGK) Chân trời sáng tạo có thể bạn muốn xem

» Bài 1: Nhập môn hóa học

» Bài 2: Thành phần của nguyên tử

» Bài 3: Nguyên tố hóa học

» Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử

» Bài 5: Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

» Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong chu kì và nhóm

» Bài 7: Định luật tuần hoàn – ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

» Bài 8: Quy tắc octet

» Bài 10: Liên kết cộng hóa trị

» Bài 11: Liên kết hydrogen và tương tác van der waals

» Bài 12: Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống

» Bài 13: Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

» Bài 14: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

» Bài 15: Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng

» Bài 16: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học

» Bài 17: Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất nhóm VIIA

» Bài 18: Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide

• Xem hướng dẫn giải bài tập SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo

> Bài 1 trang 58 SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo: Ion Mg2+ có cấu hình electron giống cấu hình electron của khí hiếm nào?...

> Bài 2 trang 58 SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo: Cho các ion sau: Ca2+, F-, Al3+ và N3-. Số ion có cấu hình electron của khí hiếm neon là...

> Bài 3 trang 58 SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo: Potassium và magnesium là các nguyên tố thiết yếu đối với cơ thể sinh vật sống...

> Bài 4 trang 58 SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo: Hoàn thành những thông tin còn thiếu trong bảng sau:...

> Bài 5 trang 58 SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo: Sodium oxide (Na2O) có trong thành phần thủy tinh và các sản phẩm gốm sứ...

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác