Bài viết liên quan

Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hoá học, cách phân loại nguyên tố hoá học - Hoá 10 bài 5

16:59:1603/12/2022

Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học là nội dung bài 5 Hoá 10 SGK Chân trời sáng tạo. Sau đây là tóm tắt ngắn gọn, đầy đủ và dễ hiểu bài Cấu tạo bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học  để các em thuận tiện tham khảo.

Bài này sẽ giúp các em biết khái niệm về ô nguyên tố, chu kì, nhóm trong bảng tuần hoàn và electron hoá trị; cách phân loại nguyên tố dựa theo cấu hình electron và tính chất hoá học; nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn,...

I. Lịch sử phát minh định luật tuần hoàn và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

- Năm 1869, nhà hóa học Mendeleev đã công bố bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, trong đó, các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự tăng dần khối lượng nguyên tử.

Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học của Mendeleev

Bảng tuần hoàn hiện đại ngày nay được xây dựng trên cơ sở mối liên hệ giữa số hiệu nguyên tử và tính chất của nguyên tố, các nguyên tố được sắp xếp theo thứ tự tăng dần số hiệu nguyên tử.

II Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

1. Ô nguyên tố

- Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, gọi là ô nguyên tố.

- Số thứ tự của một ô nguyên tố bằng số hiệu nguyên tử của nguyên tố hóa học trong ô đó.

Ví dụ: Ô nguyên tố aluminium

Ô nguyên tố Aluminium

2. Chu kì

- Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng, gọi là chu kì.

- Số thứ tự của chu kì bằng số lớp electron của nguyên tử các nguyên tố trong chu kì.

- Bảng tuần hoàn gồm 7 chu kì:

+ Các chu kì 1, 2 và 3 là các chu kì nhỏ.

+ Các chu kì 4, 5, 6 và 7 là các chu kì lớn.

Các nguyên tố thuộc chu kỳ 2 và chu kỳ 3 Hoá 10 bài 5

3. Nhóm

- Nhóm là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau (trừ nhóm VIIIB), do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp theo cột.

- Số thứ tự của nhóm A bằng số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong nhóm.

- Bảng tuần hoàn hiện nay có 18 cột, chia thành 8 nhóm A (IA đến VIIIA) và 8 nhóm B (IB đến VIIIB). Mỗi cột tương ứng với một nhóm, riêng nhóm VIIIB có 3 cột.

Electron hóa trị là những electron có khả năng tham gia hình thành liên kết hóa học. Chúng thường nằm ở lớp ngoài cùng hoặc cả ở phân lớp sát lớp ngoài cùng nếu phân lớp đó chưa bão hòa. Những nguyên tố có cùng số electron hóa trị thường có tính chất hóa học tương tự nhau.

Biểu diễn các electron hoá trị của các nguyên tố nhóm A Hoá 10 bài 5

4. Phân loại nguyên tố dựa theo cấu hình electron và tính chất hóa học

- Các nguyên tố hóa học cũng có thể được chia thành các khối như sau:

+ Khối các nguyên tố s gồm các nguyên tố thuộc nhóm IA và nhóm IIA, có cấu hình electron: [Khí hiếm] ns1-2.

+ Khối các nguyên tố p gồm các nguyên tố thuộc nhóm IIIA đến VIIIA (trừ nguyên tố He), có cấu hình electron: [Khí hiếm] ns2np1-6.

+ Khối các nguyên tố d gồm các nguyên tố nhóm B, có cấu hình electron: [khí hiếm] (n – 1)d1-10ns1-2.

+ Khối các nguyên tố f gồm các nguyên tố xếp thành 2 hàng ở cuối bảng tuần hoàn, có cấu hình electron: [Khí hiếm] (n – 2)f0-14(n – 1)d0-2ns2 (trong đó n = 6 và n = 7)

- Dựa vào tính chất hóa học, người ta phân loại các nguyên tố hóa học thành:

+ Nguyên tố kim loại;

+ Nguyên tố phi kim;

+ Khí hiếm.

5. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:

+ Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

+ Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp vào cùng một chu kì.

+ Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp vào cùng một nhóm, trừ nhóm VIIIB.

Trên đây KhoiA.Vn đã giới thiệu với các em về Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn hoá học, cách phân loại nguyên tố hoá học theo electron và tính chất hoá học - Hóa 10 bài 5 SGK Chân trời sáng tạo. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.

® Lý thuyết Hoá 10 Sách giáo khoa (SGK) Chân trời sáng tạo có thể bạn muốn xem

» Bài 1: Nhập môn hóa học

» Bài 2: Thành phần của nguyên tử

» Bài 3: Nguyên tố hóa học

» Bài 4: Cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử

» Bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong chu kì và nhóm

» Bài 7: Định luật tuần hoàn – ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

» Bài 8: Quy tắc octet

» Bài 9: Liên kết ion

» Bài 10: Liên kết cộng hóa trị

» Bài 11: Liên kết hydrogen và tương tác van der waals

» Bài 12: Phản ứng oxi hóa – khử và ứng dụng trong cuộc sống

» Bài 13: Enthalpy tạo thành và biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

» Bài 14: Tính biến thiên enthalpy của phản ứng hóa học

» Bài 15: Phương trình tốc độ phản ứng và hằng số tốc độ phản ứng

» Bài 16: Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng hóa học

» Bài 17: Tính chất vật lí và hóa học các đơn chất nhóm VIIA

» Bài 18: Hydrogen halide và một số phản ứng của ion halide

• Xem hướng dẫn giải bài tập SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo

> Bài 1 trang 42 SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo: Viết cấu hình electron và xác định vị trí của các nguyên tố sau trong bảng tuần hoàn...

> Bài 2 trang 42 SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo: Dãy nào gồm các nguyên tố có tính chất hóa học tương tự nhau? Vì sao?...

> Bài 3 trang 42 SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo: Viết cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố sau:...

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác