Khi nghiên cứu về tính chất của một chất khí nào đó, một câu hỏi được đặt ra là chất khi này nặng hay nhẹ hơn chất khí đã biết là bao nhiêu, hoặc nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần?
Bài viết này sẽ giúp các em biết công thức tính tỉ khối của chất khí A so với chất khi B? hay công thức tính tỉ khối của chất khí A so với không khí?
1. Công thức tính tỉ khối của chất khí A so với chất khí B
- Để so sánh khí A nặng hơn hay nhẹ hơn khí B bằng bao nhiêu lần, ta so sánh khối lượng mol của khí A (MA) với khối lượng mol của khí B (MB).
- Công thức tính tỉ khối của khí A so với khí B:
Trong đó: dA/B là tỉ khối của khí A đối với khí B
* Ví dụ 1: Khí oxi nặng hay nhẹ hơn khí hidro bao nhiêu lần?
- Ta có:
Vậy khí oxi nặng hơn khí hidro 16 lần.
* Ví dụ 2: Khí oxi nặng hay nhẹ hơn khí cacbonic bao nhiêu lần?
- Ta có:
Vậy khí oxi nhẹ hơn khí cacbonic.
2. Công thức tính tỉ khối của chất khí A so với không khí
- Để so sánh khí A nặng hơn hay nhẹ hơn khí không khí bằng bao nhiêu lần, ta so sánh khối lượng mol của khí A (MA) với khối lượng mol không khí là 29.
- Công thức tính tỉ khối của khí A so với không khí:
Trong đó: dA/kk là tỉ khối của khí A đối với không khí.
* Ví dụ 1: Khí CO2 nặng hay nhẹ hơn không khí bằng bao nhiêu lần?
- Ta có:
* Ví dụ 2: So sánh khí Oxi với không khí
- Ta có:
⇒ Oxi nặng hơn không khí khoảng 1,1 lần
Như vậy các em cần nhớ được:
- Công thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B là:
- Công thức tính tỉ khối của khí A đối với không khí là:
Trên đây KhoiA.Vn đã giới thiệu với các em về Công thức tính tỉ khối của chất khí A so với chất khí B, của chất khí A so với không khí. Hy vọng bài viết giúp các em hiểu rõ hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, chúc các em thành công.
• Xem hướng dẫn giải bài tập Hoá học 8