Bài viết liên quan

Bài tập áp dụng công thức tính nồng độ mol, nồng độ phần trăm của dung dịch - Hóa 8 bài 42

07:29:4421/09/2021

Các em đã hiểu về nồng độ dung dịch với các công thức tính nồng độ mol của dung dịch hay công thức tính nồng độ phần trăm của dung dịch ở nội dung bài viết trước.

Nội dung bài này, chúng ta sẽ áp dụng các công thức tính nồng độ mol, nồng độ phần trăm để giải một số bài tập liên quan tới nồng độ dung dịch.

* Bài 1 trang 145 sgk hoá 8: Bằng cách nào có được 200g dung dịch BaCl2 5%.

A. Hòa tan 190g BaCl2 trong 10g nước.

B. Hòa tan 10g BaCl2 trong 190g nước.

C. Hoàn tan 100g BaCl2 trong 100g nước.

D. Hòa tan 200g BaCl2 trong 10g nước.

E. Hòa tan 10g BaCl2 trong 200g nước.

> Lời giải:

- Đáp án đúng: B.Hòa tan 10g BaCl2 trong 190g nước.

Áp dụng công thức suy ra từ CT tính nồng độ phần trăm, ta có:

 mct = (C%.mdd)/100% = (5%.200)/100% = 10 (g).

 mà mdd = mct + mnước ⇒ mnước = mdd - mct = 200 – 10 = 190 (g).

* Bài 2 trang 145 sgk hoá 8: Tính nồng độ mol của 850ml dung dịch có hòa tan 20g KNO3.Kết quả là:

a) 0,233M.   b) 23,3M.

c) 2,33M.   d) 233M.

> Lời giải:

- Đáp số đúng: a. 0,233M.

- Theo bài ra, ta có:nKNO3 = 20/101 = 0,198 (mol).

- 850 ml = 0,85 (lít) ⇒ CM (KNO3) = n/V = 0,198/0,85 = 0,233 (M).

* Bài 3 trang 146 sgk hoá 8: Hãy tính nồng độ mol của mỗi dung dịch sau:

a) 1 mol KCl trong 750ml dung dịch.

b) 0,5 mol MgCl2 trong 1,5 lít dung dịch.

c) 400g CuSO4 trong 4 lít dung dịch.

d) 0,06 mol Na2CO3 trong 1500ml dung dịch.

> Lời giải:

- Áp dụng công thức tính nồng độ mol: CM = n/V.

- Lưu ý: Các em nhớ đổi đơn vị thể tích từ ml sang lít.

a) 1 mol KCl ⇒ nKCl = 1; 750ml dung dịch = 0,75 lít dung dịch ⇒ Vdd = 0,75 (l).

 ⇒ CM (KCl) = n/V = 1/0,75 = 1,33 (M).

b) CM (MgCl2) = n/V = 0,5/1,5 = 1,33 (M).

c) nCuSO4 = 400/160 = 2,5 (mol)

 ⇒ CM (CuSO4) = 2,5/4 = 0,625 (M).

d) CM (Na2CO3) = 0,06/1,5 = 0,04 (M).

* Bài 4 trang 146 sgk hoá 8: Hãy tính số mol và số gam chất tan trong mỗi dung dịch sau:

a) 1 lít dung dịch NaCl 0,5M.

b) 500ml dung dịch KNO3 2M.

c) 250ml dung dịch CaCl2 0,1M.

d) 2 lít dung dịch Na2SO4 0,3M.

> Lời giải: 

- Áp dụng công thức suy ra từ công thức tính nồng độ mol: n = CM.V

- Và công thức tính khối lượng: m = n.M

a) 1 lít dung dịch NaCl 0,5M 

 ⇒ Vdd = 1 lít; CM = 0,5M.

 ⇒ nNaCl = CM.V = 1.0,5 = 0,5 (mol) 

 ⇒ mNaCl = m = n.MNaCl = 0,5.(23 +35,5) = 29,25 (g).

b) nKNO3 = 2.0,5 = 1 (mol) 

 ⇒ mKNO3 = 1.101 = 101 (g).

c) nCaCl2 = 0,1.0,25 = 0,025 (mol) 

 ⇒ mCaCl2 = 0,025.(40 + 71) = 2,775 (g).

d) nNa2SO4 = 0,3.2 = 0,6 (mol)

  ⇒ mNa2SO4 = 0,6.142 = 85,2 (g).

* Bài 5 trang 146 sgk hoá 8: Hãy tính nồng độ phần trăm của những dung dịch sau:

a) 20g KCl trong 600g dung dịch.

b) 32g NaNO3 trong 2kg dung dịch.

c) 75g K2SO4 trong 1500g dung dịch.

> Lời giải:

- Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm. 

- Lưu ý: Các em nhó đổi đơn vị khối lượng từ kg sang gam.

a) C% (KCl) = (mct.100%)/mdd = (20.100%)/60 = 3,33%

b) 2kg = 2000 (g).

 ⇒ C% (NaNO3) = (32.100%)/2000 = 1,6%

c) C% (K2SO4) = (75.100%)/1500 = 5%.

* Bài 6 trang 146 sgk hoá 8: Tính số gam chất tan cần dùng để pha chế mỗi dung dịch sau:

a) 2,5 lít dung dịch NaCl 0,9M.

b) 50g dung dịch MgCl2 4%.

c) 250ml dung dịch MgSO4 0,1M.

> Lời giải:

- Áp dụng công thức suy ra từ công thức tính nồng độ mol và nồng độ phần trăm.

 mct = n.V; mct = (mdd.C%)/100%

- Số gam chất tan cần dùng để pha chế các dung dịch:

a) nNaCl = CM .V = 2,5.0,9 = 2,25 (mol).

⇒ mNaCl = 2,25.(23 + 35,5) = 131,625 (g).

b) mMgCl2 = (50.4%)/100% = 2 (g).

c) nMgSO4 = n.V = 0,1.0,25 = 0,025 (mol)

⇒ mMgSO4 = n.M = 0,025.(24 + 64 + 32) = 3 (g).

* Bài 7 trang 146 sgk hoá 8: Ở nhiệt độ 25oC độ tan của muối ăn là 36g của đường là 204g. Hãy 

tính nồng đồ phần trăm của các dung dịch bão hòa muối ăn và đường ở nhiệt độ trên.

> Lời giải:

- Muối ăn là NaCl, theo bài ra, ta có:

 mdd (muối ăn bão hoà) = 100 + 36 = 136 (g).

⇒ C% (NaCl) = (mct.100%)/mdd = (36.100%)/136 = 26,47%.

 mdd (đường bão hoà) = 100 + 204 = 304 (g).

⇒ C% (đường) = (204.100%)/304 = 67,1%.

Nội dung Bài tập áp dụng công thức tính nồng độ mol, nồng độ phần trăm của dung dịch này cùng với lý thuyết ở bài viết trước đã hoàn thành khối kiến thức đầy đủ về nồng độ dung dịch giúp các em hiểu rõ hơn. Mọi góp ý và câu hỏi các em hãy để lại dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác