Bài viết liên quan

Cách tính khối lượng và thể tích chất khí tham gia và sản phẩm theo phương trình hóa học - Hóa 8 bài 22

16:12:2703/11/2021

Khi điều chế một lượng chất nào đó trong phòng thí nghiệm hoặc trong công nghiệp, người ta có thể tính được các chất cần dùng (nguyên liệu). Ngược lại, nếu biết lượng nguyên liệu người ta có thể tính được lượng chất điều chế được (sản phẩm).

Bài viết này sẽ giúp các em biết các tính được khối lượng chất tham gia và sản phẩm, cũng như cách tính thể tích chất khí tham gia và sản phẩm theo phương trình hóah học.

1. Cách tính khối lượng chất tham gia và sản phẩm

* Các bước thực hiện:

- Bước 1: Viết phương trình

- Bước 2: Tính số mol các chất

- Bước 3: Dựa vào phương trình hóa học tính được số mol chất cần tìm

- Bước 4: Tính khối lượng.

* Ví dụ 1: Nung đá vôi, thu được vôi sống và khí cacbonic:

  CaCO3  CaO + CO2

Hãy tính khối lượng vôi sống CaO thu được khi nung 50g CaCO3.

* Lời giải:

- Tính số mol CaCO3 tham gia phản ứng:

 nCaCO3 = m/M = 50/100 = 0,5(mol).

- Tính số mol CaO thu được sau khi nung

Theo phương trình hóa học ta có:

    1mol CaCO3 tham gia phản ứng, sẽ thu được 1mol CaO

Vậy 0,5mol CaCO3 tham gia phản ứng, sẽ thu được 0,5mol CaO

- Tính khối lượng vôi sống CaO thu được:

 mCaO = n.MCaO = 0,5.56 = 28(g).

* Ví dụ 2: Cho 4g NaOH tác dụng với CuSO4 tạo ra Cu(OH)2 kết tủa và Na2SO4. Tính khối lượng Na2SO4

* Lời giải:

Các bước tiến hành

- Viết phương trình hóa học và cân bằng

 2NaOH + CuSO4 → Cu(OH)2↓ + Na2SO4

- Tính số mol NaOH tham gia phản ứng

 nNaOH =n/M = 4/40 = 0,1 mol

- Tính số mol Na2SO4 thu được

Theo PTHH: 1 mol NaOH phản ứng thu được 0,5 mol Na2SO4

Vậy: 0,1 mol NaOH phản ứng thu được 0,05 mol Na2SO4

- Tính khối lượng Na2SO4 thu được:

 mNa2SO4 = n.M = 0,05.142 = 7,1g

2. Cách tính thể tích chất khí tham gia và sản phẩm

* Các bước thực hiện:

- Bước 1: Viết phương trình hóa học

- Bước 2: Tìm số mol khí

- Bước 3: Dựa vào phương trình hóa học, tìm số mol chất cần tính

- Bước 4: Tính thể tích khí

* Ví dụ: Lưu huỳnh cháy trong oxi hoặc trong không khí sinh ra lưu huỳnh đioxit SO2. Hãy tính thể tích SO2 (đktc) sinh ra, nếu có 4g khí O2 tham gia phản ứng.

* Lời giải:

- Viết PTHH

  S + O2 → SO2

- Tính số mol O2 tham gia phản ứng:

nO2= m/M = 4/32 = 0,125 mol

- Tính số mol SO2 sinh ra sau phản ứng

Theo PTHH: 1 mol O2 tham gia phản ứng sinh ra 1 mol SO2

Vậy :    0,125 mol O2 tham gia phản ứng sinh ra 0,125 mol SO2

- Tính thể tích khí SO2(đktc) sinh ra sau phản ứng

VSO2 = n.22,4 = 2,24(l)

* Các em cần ghi nhớ các bước khi tính theo PTHH:

- Bước 1: Viết phương trình hóa học

- Bước 2: Chuyển đổi khối lượng chất hoặc thể tích chất khí thành số mol chất

- Bước 3: Dựa vào phương trình hóa học để tìm số mol chất tham gia hoặc chất tạo thành.

- Bước 4: Chuyển đổi số mol chất thành khối lượng (m = n.M) hoặc thể tích khí ở ĐKTC (V = 22,4.n).

Trên đây KhoiA.Vn đã giới thiệu với các em về Cách tính khối lượng và thể tích chất khí tham gia và sản phẩm theo phương trình hóa học. Hy vọng bài viết giúp các em hiểu rõ hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, chúc các em thành công.

• Xem hướng dẫn giải bài tập Hoá học 8

> Bài 1 trang 75 SGK Hóa 8: Sắt tác dụng với axit clohiđric: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2...

> Bài 2 trang 75 SGK Hóa 8: Lưu huỳnh S cháy trong không khí sinh ra chất khí mùi hắc, gây ho, đó là khí lưu huỳnh đioxit...

> Bài 3 trang 75 SGK Hóa 8: Có phương trình hóa học sau: CaCO3  CaO + CO2...

> Bài 4 trang 75 SGK Hóa 8: a) Cacbon oxit CO tác dụng với khí oxi tạo ra cacbon đioxit. Hãy viết phương trình hóa học...

> Bài 5 trang 76 SGK Hóa 8: Hãy tìm thể tích khí oxi đủ để đốt cháy hết 11,2 lít khí A. Biết rằng: Khí A có tỉ lệ khối đối với không khí là 0,552...

Đánh giá & nhận xét

captcha
...
Nguyễn Tuấn Anh
Cần viết cả công thức
Trả lời -
22/03/2022 - 20:04
captcha
Xem thêm bình luận
1 trong số 1
Bài viết khác