Bài viết liên quan

Các hằng đẳng thức đáng nhớ: Bình phương của một tổng, một hiệu và hiệu hai bình phương - Toán 8 bài 3 tập 1

05:14:1727/06/2021

Các hằng đẳng thức đáng nhớ đúng như tên gọi của nó, rất đáng nhớ bởi các hằng đẳng thức này được vận dụng rất nhiều trong các bài toán mà các em học sau này.

Bài viết này các em cùng làm quen với các công thức của các hằng đẳng thức như: Bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu và hiệu hai bình phương.

Bài tập vận dụng các hằng đẳng thức bình phương của một tổng, một hiệu và hiệu hai bình phương

1. Bình phương của một tổng

• Với A, B là các biểu thức tùy ý, ta có: (A + B)2 = A2 + 2AB + B2.

Phát biểu bình phương của một tổng: Bình phương của tổng hai biểu thức bằng bình phương biểu thức thứ nhất cộng hai lần tích hai biểu thức đó cộng bình phương biểu thức thứ hai.

* Ví dụ: 

a) Tính (a + 1)2.

b) Viết biểu thức x2 + 4x + 4 dưới dạng bình phương của một tổng.

c) Tính nhanh: 512; 3012

> Lời giải:

a) Ta có: (a + 1)2 = a2 + 2.a.1 + 12 = a2 + 2a + 1.

(trong câu này, ta thấy biểu thức A là a; biểu thức B là 1)

b) Ta có x2 + 4x + 4 = x2 + 2.x.2 + 22 = (x + 2)2.

(trong câu này, ta thấy biểu thức A là x; biểu thức B là 2)

c) 512 = (50 + 1)2 = 502 + 2.50.1 + 1 = 2500 + 100 + 1 = 2601

Tương tự: 3012 = (300 + 1)2 = 3002 + 2.300.1 + 1 = 90000 + 600 + 1 = 90601.

(Vận dụng hằng đẳng thức bình phương của một tổng để tách số và tính nhanh)

2. Bình phương của một hiệu

• Với A, B là các biểu thức tùy ý, ta có: (A - B)2 = A2 - 2AB + B2.

Phát biểu bình phương của một hiệu: Bình phương của hiệu hai biểu thức bằng bình phương biểu thức thứ nhất trừ hai lần tích hai biểu thức đó cộng bình phương biểu thức thứ hai.

* Ví dụ: 

 a) Tính 

b) Tính (2x - 3y)2

c) Tính nhanh 992

> Lời giải:

a) 

(ta thấy biểu thức A là x; B là 1/2)

b) (2x - 3y)2 = (2x)2 - 2(2x).(3y) + (3y)2 = 4x2 - 12xy + 9y2

(ta thấy biểu thức A là 2x; B là 3y)

c) 992 = (100 - 1)2 = 1002 - 2.100.1 + 12 = 10000 - 200 + 1 = 9801

(Vận dụng hằng đẳng thức bình phương của một hiệu để tách số tính nhanh)

3. Hiệu hai bình phương

• Với A, B là các biểu thức tùy ý, ta có: A2 - B2 = (A + B)(A - B).

• Phát biểu hiệu hai bình phương: Hiệu của bình phương hai biểu thức bằng tích của tổng hai biểu thức và hiệu hai biểu thức.

* Ví dụ:

a) Tính (x + 1)(x - 1)

b) Tính (x - 2y)(x + 2y)

c) Tính nhanh: 56.64

> Lời giải:

a) (x + 1)(x - 1) = x2 - 1 (ta thấy biểu thức A là x; biểu thức B là 1)

b) (x - 2y)(x + 2y) = x2 - (2y)2 = x2 - 4y2

(ta thấy biểu thức A là x; biểu thức B là 2y)

c) 56.64 = (60 - 4)(60 + 4) = 602 - 42 = 3600 - 16 = 3584.

(Vận dụng hằng đẳng thức hiệu hai bình phương để tính nhanh).

* Trả lời câu hỏi Toán 8 bài 3 tập 1 trang 11: Ai đúng, ai sai?

Đức viết: x2 – 10x + 25 = (x - 5)2.

Thọ viết: x2 – 10x + 25 = (5 - x)2.

Hương nêu nhận xét: Thọ viết sai, Đức viết đúng.

Sơn nói: Qua ví dụ trên mình rút ra được một hằng đẳng thức rất đẹp !

Hãy nêu ý kiến của em. Sơn rút ra được hằng đẳng thức nào ?

> Lời giải:

- Đức và Thọ đều viết đúng;

- Hương nhận xét sai;

- Sơn rút ra được hằng đẳng thức là: (x - 5)2 = (5 - x)2

Trên đây là nội dung lý thuyết về Các hằng đẳng thức đáng nhớ: Bình phương của một tổng, bình phương của một hiệu và hiệu hai bình phương. Các em cần ghi nhớ thật kỹ bởi các công thức này được chúng ta sử dụng rất nhiều trong các dạng toán sau này.

Đánh giá & nhận xét

captcha
...
Dũng
Hay
Trả lời -
19/09/2021 - 15:13
captcha
Xem thêm bình luận
1 trong số 1
Bài viết khác