Bài viết liên quan

Bài tập quy tắc hóa trị, xác định hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất và lập công thức hóa học - Hóa 8 bài 10

12:17:1526/09/2021

Sau khi hiểu rõ nội dung lý thuyết về hóa trị: quy tắc hóa trị, cách xác định hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất và cách lập công thức hóa học khi biết hóa trị của các nguyên tố.

Bài này chúng ta sẽ vận dụng lý thuyết về quy tắc hóa trị để giải một số bài tập xác định hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất hay lập công thức hóa học khi biết hóa trị các nguyên tố.

* Bài 1 trang 37 SGK Hóa 8: a) Hóa trị của một nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là gì?

b) Khi xác định hóa trị, lấy hóa trị của nguyên tố nào làm đơn vị, nguyên tố nào là hai đơn vị?

> Lời giải:

a) Hóa trị của nguyên tố (hay nhóm nguyên tử) là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử (hay nhóm nguyên tử).

b) Khi xác định hóa trị lấy hóa trị của H làm đơn vị và hóa trị của O là hai đơn vị.

* Bài 2 trang 37 SGK Hóa 8: Hãy xác định hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau đây:

a) KH, H2S, CH4.

b) FeO, Ag2O, SiO2.

> Lời giải:

a) KH, H2S, CH4.

• Gọi a là hóa trị của K, ta có: 

- Theo quy tắc hóa trị, ta có: 

⇒ Vậy K có hóa trị I trong hợp chất KH

• Gọi b là hóa trị của S, ta có:

- Theo quy tắc hóa trị, ta có: 

⇒ Vậy S có hóa trị II trong hợp chất H2S

• Gọi a là hóa trị của C, ta có: 

- Theo quy tắc hóa trị, ta có: 

⇒ Vậy hóa trị của C trong hợp chất CH4 là IV

b) FeO, Ag2O, SiO2.

• : gọi b là hóa trị của Fe

- Theo quy tắc hóa trị, ta có: 

⇒ Vậy hóa trị của Fe là II

• : với b là hóa trị của Ag

- Theo quy tắc hóa trị, ta có: 

⇒ Vậy hóa trị của Ag là I

• : với b là hóa trị của Si

- Theo quy tắc hóa trị, ta có: 

⇒ Vậy hóa trị của Si là IV

* Bài 3 trang 37 SGK Hóa 8: a) Nêu quy tắc hóa trị với hợp chất hai nguyên tố. Lấy công thức hóa học của hai hợp chất trong câu 2 làm thí dụ.

b) Biết công thức hóa học K2SO4 trong đó có K hóa trị I, nhóm (SO4) hóa trị II. Hãy chỉ ra là công thức hóa học trên phù hợp đúng theo quy tắc hóa trị.

> Lời giải:

a) Quy tắc hóa trị với hợp chất hai nguyên tố: Trong công thức hóa học, tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.

* Lấy ví dụ theo bài 2 trên, ta có:

- FeO: Fe hóa trị II, oxi cũng hóa trị II ⇒ II.1 = 1.II

- SiO2: Si hóa trị IV, oxi hóa trị II ⇒ IV.1 = II.2

b) Vì K hóa trị I, nhóm SO4 hóa trị II

- Theo quy tắc hóa trị: 2.I = 1.II.

⇒ Công thức K2SO4 là công thức phù hợp với quy tắc hóa trị.

* Bài 4 trang 38 SGK Hóa 8: a) Tính hóa trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất sau biết Cl hóa trị I: ZnCl2, CuCl, AlCl3.

b) Tính hóa trị của Fe trong hợp chất FeSO4.

> Lời giải:

a) ZnCl2, CuCl, AlCl3.

Trong các hợp chất này clo hóa trị I nên.

• : với a là hóa trị của Zn

- Theo quy tắc hóa trị, ta có: 

⇒ Vậy hóa trị của Zn là II trong hợp chất ZnCl2

• : với a là hóa trị của Cu

- Theo quy tắc hóa trị, ta có: 

⇒ Vậy hóa trị của Cu là I trong hợp chất CuCl

• : với a là hóa trị của Al

- Theo quy tắc hóa trị, ta có: 

⇒ Vậy hóa trị của Al là III trong hợp chất AlCl3

b) Hóa trị của Fe trong hợp chất FeSO4.

• : với b là hóa trị của Fe

- Theo quy tắc hóa trị, ta có:

⇒ Vậy hóa trị của Fe là II trong hợp chất FeSO4

* Bài 5 trang 38 SGK Hóa 8: a) Lập công thức hóa học của những hợp chất hai nguyên tố sau:

 P (III) và H; C (IV) và S (II); Fe (III) và O.

b) Lập công thức hóa học của những hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử như sau:

 Na (I) và OH (I); Cu (II) và (SO4) (II); Ca (II) và (NO3)(I).

> Lời giải:

a) Lập công thức tạo bởi 2 nguyên tố

• P(III) và H: có công thức dạng chung là: 

- Theo quy tắc hóa trị ta có: 

 

⇒ PxHy có công thức PH3

• C(IV) và S(II): có công thức dạng chung là: 

- Theo quy tắc hóa trị ta có: 

⇒ CxSy có công thức CS2

• Fe(III) và O: có công thức dạng chung là: 

- Theo quy tắc hóa trị ta có: 

 

⇒ FexOy có công thức Fe2O3

b) Lập công thức của hợp chất tạo bởi một nguyên tố và nhóm nguyên tử

• Na(I) và OH(I) có công thức dạng chung là:

- Theo quy tắc hóa trị ta có: 

⇒ Nax(OH)y có công thức NaOH

• Cu(II) và SO4(II) có công thức dạng chung là: 

- Theo quy tắc hóa trị ta có: 

⇒ Cux(SO4)y có công thức CuSO4

• Ca(II) và NO3(I) có công thức dạng chung là: 

- Theo quy tắc hóa trị ta có: 

 

⇒ Cax(NO3)y có công thức Ca(NO3)2

* Bài 6 trang 38 SGK Hóa 8: Một số công thức hóa học viết như sau: MgCl, KO, CaCl2, NaCO3. Cho biết Mg nhóm (CO3) có hóa trị II (hóa trị của các nguyên tố K, Cl, Na và Ca đã cho ở bài tập trên). Hãy chỉ ra những công thức hóa học đã viết sai và sửa lại cho đúng.

> Lời giải:

Dựa vào hóa trị đã cho, xét từng công thức hóa học theo quy tắc hóa trị:

• Xét công thức MgCl 

- Theo quy tắc hóa trị ta có: II.1 ≠ 1.I ⇒ Công thức MgCl sai

- Gọi công thức dạng chung là 

- Theo quy tắc hóa trị ta có:

 

⇒ Công thức đúng là MgCl2

• Xét công thức KO

- Theo quy tắc hóa trị ta có: I.1 ≠ II.1 ⇒ Công thức KO sai

- Gọi công thức dạng chung là 

- Theo quy tắc hóa trị ta có: 

⇒ Công thức đúng là K2O

• Xét công thức CaCl2

- Theo quy tắc hóa trị ta có: II.1 = I.2 ⇒ Công thức CaCl2 đúng

• Xét công thức NaCO3

- Theo quy tắc hóa trị ta có: I.1 ≠ II.1 ⇒ Công thức NaCO3 sai

- Gọi công thức dạng chung là 

- Theo quy tắc hóa trị ta có:

 

⇒ công thức đúng là Na2CO3

* Bài 7 trang 38 SGK Hóa 8: Hãy chọn công thức hóa học phù hợp với hóa trị IV của nitơ trong số các công thức cho sau đây: NO, N2O3, N2O, NO2.

> Lời giải:

• Gọi hóa trị của nitơ trong các hợp chất là a, ta sẽ xét từng công thức hóa học:

: Theo quy tắc hóa trị ta có: a.1 = II.1 ⇒ a = II

⇒ Hóa trị của N trong công thức NO là II

: Theo quy tắc hóa trị ta có: a.2 = II.3 ⇒ a = III

⇒ Hóa trị của N trong công thức N2O3 là III

: Theo quy tắc hóa trị ta có: a.2 = II.1 ⇒ a = I

⇒ Hóa trị của N trong công thức N2O là I

: Theo quy tắc hóa trị ta có a.1 = II.2 ⇒ a = IV

⇒ Hóa trị của N trong công thức NO2 là IV.

* Bài 8 trang 38 SGK Hóa 8: a) Tìm hóa trị của Ba và nhóm (PO4) trong bảng 1 và bảng 2 (trang 42, 43)

b) Hãy chọn công thức hóa học đúng trong các công thức sau đây:

A. BaPO4    B.Ba2PO4.     C.Ba3PO4.    D.Ba3(PO4)2.

> Lời giải:

a) Hóa trị của Ba là II và nhóm (PO4) bằng III

b) Chọn đáp án: D. Ba3(PO4)2.

- Gọi công thức dạng chung của Ba(II) và nhóm PO4 (III) là

- Theo quy tắc hóa trị ta có:

  

⇒ Công thức hóa học là Ba3(PO4)2.

Với nội dung bài tập về quy tắc hóa trị, cách xác định hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất và lập công thức hóa học khi biết hóa trị cùng với nội dung lý thuyết trước đã hoàn thành khối kiến thức về hóa trị đầy đủ, qua đó giúp các em dễ hiểu hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại dưới phần bình luận nhé, chúc các em thành công.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác