Bài viết liên quan

Công thức, cách tính thể tích hình hộp chữ nhật, đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc - Toán 8 bài 3 tập 2 chương 4

10:24:2907/05/2022

Bài viết trước KhoiA đã giới thiệu với các em về hình hộp chữ nhật, khái niệm 2 đường thẳng song song, đường thẳng song song với mặt phẳng, 2 mặt phẳng song song.

Nội dung bài viết này, Khoia sẽ giới cùng các em tìm hiều về khai niệm đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc và đặc biệt là công thức cách tính thể tích hình hộp chữ nhật.

1. Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc

a) Đường thẳng vuông góc với mặt phẳng

– Đường thẳng d gọi là vuông góc với mặt phẳng (P) nếu đường thẳng d vuông góc với hai đường thẳng cắt nhau nằm trong mặt phẳng (P). Kí hiệu d ⊥ (P).

– Nếu một đường thẳng a vuông góc với mặt phẳng (P) tại điểm A thì nó vuông góc với mọi đường thẳng nằm trong (P) và đi qua điểm A.

b) Hai mặt phẳng vuông góc

– Mặt phẳng (P) gọi là vuông góc với mặt phẳng (Q) nếu mặt phẳng (P) chứa đường thẳng vuông góc với mặt phẳng (Q). Kí hiệu (Q) ⊥ (P).

2. Công thức, cách tính thể tích hình hộp chữ nhật

a) Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật

Công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật cạnh a, b, c (cùng đơn vị độ dài) là:

 V = a.b.c

b) Công thức tính thể tích hình lập phương

- Công thức tính thể tích hình lập phương cạnh a là:

 V = a3.

* Ví dụ: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' có AB = 12cm, AD = 16cm, AA' = 25cm. Tính thể tích hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D'.

* Lời giải:

- Ta có VABCD.A'B'C'D' = AB.AD.AA' = 12.16.25 = 4800(cm3).

Trên đây KhoiA.Vn đã giới thiệu với các em khái niệm về Công thức, cách tính thể tích hình hộp chữ nhật, đường thẳng vuông góc với mặt phẳng, hai mặt phẳng vuông góc trong nội dung bài 3 chương 4 SGK Toán 8 tập 2. Hy vọng bài viết giúp các em hiểu rõ hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, KhoiA chúc các em thành công.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác