Lý thuyết về phương trình đưa được về dạng ax + b = 0 các em đã tìm hiểu ở bài viết trước, bài này chúng ta sẽ áp dụng kiến thức này để giải một số bài tập.
Với bài tập phương trình đưa được về dạng ax + b = 0 dưới đây sẽ giúp các em nhuần nhuyễn hơn trong việc vận dụng hai quy tắc (quy tắc chuyển vế và quy tắc nhân với một số).
• Lý thuyết Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0
* Bài 10 trang 12 SGK Toán 8 tập 2: Tìm chỗ sai và sửa lại các bài giải sau cho đúng:
a) 3x - 6 + x = 9 - x
⇔ 3x + x - x = 9 - 6
⇔ 3x = 3
⇔ x = 1
b) 2t - 3 +5t = 4t + 12
⇔ 2t + 5t - 4t = 12 - 3
⇔ 3t = 9
⇔ t = 3
> Lời giải:
a) Lỗi sai: Khi chuyển vế hạng tử -x từ vế phải sang vế trái và hạng tử -6 từ vế trái sang vế phải không đổi dấu của hạng tử đó.
- Sửa lại: 3x – 6 + x = 9 – x
⇔ 3x + x + x = 9 + 6
⇔ 5x = 15
⇔ x = 3
Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 3.
b) Lỗi sai: Khi chuyển vế hạng từ -3 từ vế trái sang vế phải mà không đổi dấu.
- Sửa lại: 2t – 3 + 5t = 4t + 12
⇔ 2t + 5t – 4t = 12 + 3
⇔ 3t = 15
⇔ t = 5
Vậy phương trình có nghiệm duy nhất t = 5.
* Bài 11 trang 13 SGK Toán 8 tập 2: Giải các phương trình:
a) 3x - 2 = 2x - 3
b) 3 - 4u + 24 + 6u = u + 27 + 3u
c) 5 - (x - 6) = 4(3 - 2x)
d) -6(1,5 - 2x) = 3(-15 + 2x)
e) 0,1 - 2(0,5t - 0,1) = 2(t - 2,5) - 0,7
f)
> Lời giải:
a) 3x – 2 = 2x – 3
⇔ 3x – 2x = -3 + 2
⇔ x = -1
Vậy phương trình có nghiệm x = -1.
b) 3 – 4u + 24 + 6u = u + 27 + 3u
⇔ -4u + 6u – u – 3u = 27 – 3 – 24
⇔ -2u = 0
⇔ u = 0
Vậy phương trình có nghiệm u = 0.
c) 5 – (x – 6) = 4.(3 – 2x)
⇔ 5 – x + 6 = 12 – 8x
⇔ -x + 8x = 12 – 5 – 6
⇔ 7x = 1 ⇔ x = 1/7
Vậy phương trình có nghiệm x = 1/7.
d) -6(1,5 – 2x) = 3(-15 + 2x)
⇔ -6.1,5 + (-6).(-2x) = 3.(-15) + 3.2x
⇔ -9 + 12x = -45 + 6x
⇔ 12x – 6x = -45 + 9
⇔ 6x = -36
⇔ x = -6.
Vậy phương trình có nghiệm x = -6.
e) 0,1 – 2(0,5t – 0,1) = 2(t – 2,5) – 0,7
⇔ 0,1 – 2.0,5t + 2.0,1 = 2t – 2.2,5 – 0,7
⇔ 0,1 – t + 0,2 = 2t – 5 – 0,7
⇔ 0,1 + 0,2 + 5 + 0,7 = 2t + t
⇔ 6 = 3t
⇔ t = 2.
Vậy phương trình có nghiệm t = 2.
f)
Vậy phương trình có nghiệm x = 5.
* Bài 12 trang 13 SGK Toán 8 tập 2: Giải các phương trình:
> Lời giải:
⇔ 2(5x - 2) = 3(5 - 3x)
⇔ 10x - 4 = 15 - 9x
⇔ 10x + 9x = 15 + 4
⇔ 19x = 19 ⇔ x = 1
Vậy phương trình có nghiệm x = 1
⇔ 3(10x+ 3) = 36+ 4(6 + 8x)
⇔ 30x + 9 = 36 + 24 + 32x
⇔ 30x - 32x = 36 + 24 – 9
⇔ -2x = 51 ⇔ x = -25,5
Vậy phương trình có nghiệm x = -25,5
⇔ 5(7x – 1) +2x.30 = 6(16 - x)
⇔ 35x - 5 + 60x = 96 - 6x
⇔ 35x + 60x + 6x = 96 + 5
⇔ 101x = 101 ⇔ x = 1
Vậy phương trình có nghiệm x = 1
⇔ 12.(0,5 – 1,5x) = -(5x – 6)
⇔ 6 - 18x = -5x + 6
⇔ -18x + 5x = 6 – 6
⇔ -13x = 0 ⇔ x = 0
Vậy phương trình có nghiệm x = 0.
* Bài 13 trang 13 SGK Toán 8 tập 2: Bạn Hòa giải phương trình x(x + 2) = x(x + 3) như sau:
x(x + 2) = x(x+3)
⇔ x + 2 = x + 3
⇔ x - x = 3 - 2
⇔ 0x = 1 (vô nghiệm)
Theo em, bạn Hòa giải đúng hay sai?
Em sẽ giải phương trình đó như thế nào?
> Lời giải:
- Bạn Hòa giải sai.
Lỗi sai: Ở bước thứ hai, không thể chia hai vế của phương trình cho x vì ta chưa biết x có khác 0 hay không.
- Sửa lại:
x(x + 2) = x(x+3)
⇔ x2 + 2x = x2 + 3x
⇔ 2x - 3x = 0
⇔ -x = 0 ⇔ x = 0
Vậy nghiệm của phương trình là x = 0.
Trên đây là hướng dẫn giải một số bài tập Phương trình đưa được về dạng ax + b = 0. Hy vọng qua phần bài tập này giúp các em hiểu rõ hơn khối kiến thức về cách giải phương trình bậc nhất một ẩn với hai quy tắc biến đổi.