Bài viết liên quan

Bài tập liên hệ giữa thứ tự và phép nhân: Bài tập 5, 6, 7, 8 trang 39, 40 SGK Toán 8 tập 2 bài 2

10:43:3824/03/2022

Qua nội dung lý thuyết về liên hệ giữa thứ tự và phép nhân, các em đã biết cách nhân hai vế với một số dương thì bất đẳng thức không đổi chiều, còn nhân hai vế với một số âm thì bất đẳng thức đổi chiều.

Nội dung bài viết này, chúng ta sẽ vận dụng kiến thức lý thuyết đó để giải một số bài tập về liên hệ giữa thứ tự và phép nhân như đã nói ở trên.

Một số dạng toán thường gặp là so sánh các biểu thức và chứng minh bất đẳng thức.

Bài 5 trang 39 SGK Toán 8 tập 2: Mỗi khẳng định sau đúng hay sai? Vì sao?

a) (-6).5 < (-5).5

b) (-6).(-3) < (-5).(-3)

c) (-2003).(-2005) ≤ (-2005).2004

d) -3x2 ≤ 0

> Lời giải:

a) Đúng

- Ta có: -6 < -5

⇒ (-6).5 < (-5).5 (Nhân cả hai vế với 5 > 0 được BĐT cùng chiều).

⇒ Khẳng định a) (-6).5 < (-5).5 là đúng.

b) Sai

- Ta có: -6 < -5

⇒ (-6).(-3) > (-5).(-3) (Nhân cả hai vế với -3 < 0, BĐT đổi chiều).

⇒ Khẳng định b) (-6).(-3) < (-5).(-3) là sai.

c) Sai

- Ta có: -2003 < 2004

⇒ (-2003).(-2005) > (-2005).2004 (Nhân cả hai vế với -2005 < 0, BĐT đổi chiều)

⇒ Khẳng định c) (-2003).(-2005) ≤ (-2005).2004 là sai.

d) Đúng

- Ta có: x2 ≥ 0 với mọi x ∈ R.

⇒ (-3).x2 ≤ (-3).0 (Nhân cả hai vế với -3 < 0, BĐT đổi chiều).

hay -3x2 ≤ 0.

⇒ Khẳng định d) -3x2 ≤ 0 là đúng với mọi số thực x.

Bài 6 trang 39 SGK Toán 8 tập 2: Cho a < b, hãy so sánh:

2a và 2b; 2a và a + b; -a và -b.

> Lời giải:

° a < b ⇒ 2a < 2b (nhân cả hai vế BĐT với 2 > 0, BĐT không đổi chiều).

° a < b ⇒ a + a < b + a (Cộng cả hai vế BĐT với a)

  hay 2a < a + b.

° a < b ⇒ (-1).a > (-1).b (Nhân cả hai vế BĐT với -1 < 0, BĐT đổi chiều).

  hay –a > -b.

Bài 7 trang 40 SGK Toán 8 tập 2: Số a là số âm hay dương nếu:

12a < 15 a ?     4a < 3a ?     -3a > -5a?

> Lời giải:

a) Ta có: 12 < 15    (1)

Để có bất đẳng thức cùng chiều là 12a < 15a ta phải nhân cả hai vế của (1) với số dương.

Vậy a là số dương.

b) Ta có: 4 > 3     (2)

Để có bất đẳng thức ngược chiều là 4a < 3a ta phải nhân cả hai vế của (2) với số âm.

Vậy a là số âm.

c) Ta có: -3 > -5     (3).

Để có bất đẳng thức cùng chiều là -3a > -5a ta phải nhân cả hai vế của (3) với số dương.

Vậy a là số dương.

Bài 8 trang 40 SGK Toán 8 tập 2Cho a < b, chứng tỏ:

a) 2a - 3 < 2b - 3

b) 2a - 3 < 2b + 5

> Lời giải:

a) Theo giả thiết (bài cho): a < b

⇒ 2a < 2b (Nhân cả hai vế BĐT với 2 là số dương, BĐT không đổi chiều).

⇒ 2a – 3 < 2b – 3 (Cộng cả hai vế BĐT với -3, BĐT không đổi chiều).

Vậy 2a – 3 < 2b – 3.

b) Ta có: -3 < 5

⇒ 2b - 3 < 2b + 5 (Cộng vào hai vế với 2b)

mà 2a - 3 < 2b - 3 (Chứng minh ở câu a)

Vậy: 2a - 3 < 2b + 5 (Tính chất bắc cầu).

Trên đây KhoiA.Vn đã hướng dẫn các em cách giải một số dạng Bài tập liên hệ giữa thứ tự và phép nhân: Bài tập 5, 6, 7, 8 trang 39, 40 SGK Toán 8 tập 2 bài 2 bài 2. Hy vọng bài viết giúp các em hiểu rõ hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, chúc các em thành công.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác