Bài viết liên quan

Thứ tự thực hiện các phép tính đối với biểu thức có dấu ngoặc, không có dấu ngoặc - Lý thuyết Toán 6 bài 5

14:05:0011/05/2022

Các số được nối với nhau bởi các phép tính cộng, trừ, nhân chia, nâng lên lũy thừa làm thành một biểu thức. Trong biểu thức có thể có các dấu ngoặc để chỉ thứ tự các phép tính.

Nội dung bài viết này KhoiA sẽ cùng các em tìm hiểu về thứ tự thực hiện các phép tính đối với biểu thức có ngoặc, và thứ tự thực hiện các phép tính đối với biểu thức không có ngoặc.

1. Thứ tự thực hiện phép tính

Khi thực hiện các phép tính trong một biểu thức:

  • Đối với biểu thức không có dấu ngoặc:

 - Nếu chỉ có phép cộng, trừ hoặc chỉ có phép nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

 - Nếu chỉ có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân và chia, cuối cùng đến cộng và trừ.

  • Đối với biểu thức có dấu ngoặc:

 - Nếu biểu thức có các dấu ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }, ta thực hiện phép tính trong dấu ngoặc tròn trước, rồi thực hiện phép tính trong dấu ngoặc vuông, cuối cùng thực hiện phép tính trong dấu ngoặc nhọn.

* Ví dụ 1: Tính:

a) 29.[88 - (19 + 17)2:18];

b) 750:{ 130 – [(5.14 – 65)3+ 3]}.

* Lời giải:

a) 29.[88 - (19 + 17)2:18] (thực hiện phép toán trong ngoặc ( ))

= 29.[88 - (36)2:18] (thực hiện phép toán nâng lũy thừa)

= 29.[88 - 1296:18] (thực hiện phép chia trong [])

= 29.[88 - 72] (thực hiện phép trừ trong [])

= 29.16 = 464

b) 750:{130 – [(5.14 – 65)3+ 3]} (thực hiện phép nhân trong ())

= 750:{130 – [(70 – 65)3 + 3]} (thực hiện phép trừ trong ())

= 750:{130 – [(5)3 + 3]} (thực hiện phép nâng lũy thừa trong ())

= 750:{130 – [125 + 3]} (thực hiện phép cộng trong [])

= 750:{130 – 128} (thực hiện phép trừ trong {})

= 750:2 = 375

* Ví dụ 2: Tìm số tự nhiên x, thỏa mãn:

a) (13x – 122):5 = 5;

b) 3x[82– 2.(25– 1)] = 2022;

* Lời giải:

a) (13x – 122):5 = 5

⇔ 13x – 122 = 5.5

⇔ 13x – 144 = 25

⇔ 13x = 25 + 144

⇔ 13x = 169

⇔ x = 169:13

⇔ x = 13

Vậy x = 13.

b) 3x[82– 2.(25– 1)] = 2022

⇔ 3x[64 – 2.(32 – 1)] = 2 022

⇔ 3x[64 – 2.31] = 2 022

⇔ 3x[64 – 62] = 2 022

⇔ 3x.2 = 2 022

⇔ 3x = 2 022:2

⇔ 3x = 1 011

⇔ x = 1 011:3

⇔ x = 337

Vậy x = 337.

2. Cách sử dụng máy tính cầm tay để thực hiện các phép tính biểu thức

- Nút mở máy: ON

 - Nút tắt máy: OFF

- Các nút số từ 0 đến 9

- Nút dấu cộng, dấu trừ, dấu nhân, dấu chia.

- Nút dấu "=" cho phép hiện ra kết quả trên màn hình số.

- Nút xóa (xóa số vừa đưa vào bị nhầm):DEL

- Nút xóa toàn bộ phép tính (và kết quả) vừa thực hiện:AC

- Nút dấu ngoặc trái và phải: ( )

- Nút tính lũy thừa: xn

Cách sử dụng máy tính cầm tay tính giá trị biểu thứcThực hiện phép tính bằng máy tính cầm tay

Trên đây KhoiA.Vn đã giới thiệu với các em khái niệm về Thứ tự thực hiện các phép tính đối với biểu thức có dấu ngoặc, không có dấu ngoặc trong nội dung bài 5 chương 1 SGK Toán 6 tập 1 bộ sách Chân trời sáng tạo. Hy vọng bài viết giúp các em hiểu rõ hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, KhoiA chúc các em thành công.

Đánh giá & nhận xét

captcha
...
Nguyễn HÀ AN
Bình thường
Trả lời -
07/06/2023 - 22:57
captcha
Xem thêm bình luận
1 trong số 1
Bài viết khác