Bài viết liên quan

Tập hợp là gì? Phần tử của tập hợp, các ký hiệu tập hợp và cách cho tập hợp - Lý thuyết Toán 6 bài 1

16:21:1110/05/2022

Tập hợp là khái niệm cơ bản thường dùng trong toán học và trong cuộc sống, ví dụ như: Tập hợp các bạn Nữ lớp 6A, hay tập hợp các số lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10,...

Nội dung bài viết này, KhoiA sẽ cùng các em tìm hiểu về Tập hợp, phần tử của tập hợp, các ký hiệu tập hợp và cách cho tập hợp.

1. Tập hợp, phần tử của tập hợp

Một tập hợp bao gồm những đối tượng nhất định, những đối tượng này được gọi là những phần tử của tập hợp mà ta nhắc đến.

Như vậy: Tập hợp chứa phần tử (nếu có) và phần tử nằm trong tập hợp.

Ví dụa) Tập hợp các bạn Nam trong lớp 6B bao gồm tất cả các bạn Nam của lớp 6B.

Đối tượng của tập hợp này là các bạn Nam của lớp 6B và mỗi bạn Nam sẽ là một phần tử của tập hợp các bạn Nam lớp 6B.

b) Tập hợp các số lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10 gồm tất cả các số lớn hơn 5 và nhỏ hơn 10, đó là: 6, 7, 8, 9.

Mỗi một số trong 4 số này là một phần tử của tập hợp, chẳng hạn số 6 là một phần tử, số 7 cũng là một phần tử.

2. Các ký hiệu của tập hợp

- Người ta thường ký hiệu tập hợp bằng các chữ in hoa: A, B, C,...

- Ký hiệu các phần tử của tập hợp bằng các chữ in thường: a, b, c,...

- Các phần tử của tập hợp được viết trong dấu ngoặc nhọn { }, cách nhau bởi dấu phẩy "," hoặc dấu ";" (đối với trường hợp là các phần tử số).

- Mỗi phần tử được liệt kê một lần, thứ tự liệt kê tùy ý.

- Phần tử x thuộc tập hợp A được ký hiệu là x ∈ A, đọc là "x thuộc A". Phần tử y không thuộc tập hợp A được ký hiệu là y ∉ A, đọc là "y không thuộc A".

* Ví dụ: Tập hợp A là gồm tất cả các số nhỏ hơn 5

Ký hiệu: A = {0; 1; 2; 3; 4} = {3; 1; 0; 2; 4} mỗi số 0; 1; 2; 3; 4 đều là một phần tử của tập hợp A. Số 6 không là phần tử của A (6 không thuộc A).

Ta viết: 0 ∈ A; 1 ∈ A; 2 ∈ A; 3 ∈ A; 4 ∈ A và 8 ∉ A.

Ta không được viết: A = {0; 1; 2; 3; 3; 4} vì cách viết này có hai số 3 là cách viết sai.

3. Cách cho một tập hợp

Các cách cho một tập hợp

° Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp

Kí hiệu: A = {0; 1; 2; 3; 4} = A = {2; 1; 0; 3; 4}

° Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó

- Ngoài 2 cách cho tập hợp như trên, người ta còn minh họa bằng hình vẽ (gọi là sơ đồ Venn).

* Ví dụ: a) Tập hợp B gồm tất cả các số nhỏ hơn 5

- Liệt kê: B = {0; 1; 2; 3; 4} 

- Chỉ ra tính chất đặc trưng: B = {x|x<5}

b) Tập hợp A gồm các số lớn hơn 0 và nhỏ hơn 6

- Liệt kê: A = {1; 2; 3; 4; 5}

- Chỉ ra tính chất đặc trưng: A = {x|1<x<6}

Sơ đồ Venn: Minh họa tập A = {1; 2; 3; 4; 5}Cách cho tập hợp bằng sơ đồ Venn

° Tập rỗng: Tập rỗng là tập hợp không có phần tử nào, kí hiệu .

* Ví dụ: Giả sử lớp 6A là lớp không có bạn nào nặng trên 50kg. Nên tập hợp các bạn nặng trên 50kg của lớp 6A là tập rỗng.

Trên đây KhoiA.Vn đã giới thiệu với các em khái niệm về Tập hợp, phần tử của tập hợp, các ký hiệu tập hợp và cách cho tập hợp trong nội dung bài 1 chương 1 SGK Toán 6 tập 1 bộ sách Chân trời sáng tạo. Hy vọng bài viết giúp các em hiểu rõ hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, KhoiA chúc các em thành công.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác