Ở bài học trước các em đã biết khái niệm về phép chia hết, phép chia có dư và tính chất chia hết của một tổng.
Nội dung bài viết này sẽ giúp các em nhận biết được dấu hiệu chia hết cho 2 và dấu hiệu chia hết cho 5.
1. Dấu hiệu chia hết cho 2
• Dấu hiệu: Các số có chữ số tận là 0; 2; 4; 6; 8 (tức là các số chẵn) thì chia hết cho 2 và chỉ những số đó mới chia hết cho 2.
* Ví dụ 1:
a) Viết hai số lớn hơn 1000 và chia hết cho 2
b) Viết hai số lớn hơn 100 và không chia hết cho 2
* Lời giải:
a) Các số lớn hơn 1000 và chia hết cho 2 là các số chẵn và lớn hơn 1000, thí dụ: 1006, 1126. Các em có thể chọn nhiều cặp số khác như: 1028; 1824.
b) Các số lớn hơn 100 và không chia hết cho 2 là các số lẻ và lớn hơn 100, thí dụ: 109, 137. Hoặc cập số khác như: 123; 159.
* Ví dụ 2: Xét số . Thay dấu * bởi chữ số nào thì a chia hết cho 2, bởi chữ số nào thì a không chia hết cho 2?
* Lời giải:
- Để a chia hết cho 2 thì thay dấu * bởi các chữ số chẵn 0; 2; 4; 6; 8.
- Để a KHÔNG chia hết cho 2 thì thay dấu * bởi các chữ lẻ 1; 3; 5; 7; 9.
2. Dấu hiệu chia hết cho 5
• Dấu hiệu: Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5 và chỉ những số đó mới chia hết cho 5.
* Ví dụ: Tìm số thích hợp cho dấu * để số thỏa mãn từng điều kiện
a) Chia hết cho 2
b) Chia hết cho 5
c) Chia hết cho cả 2 và 5
* Lời giải:
a) Thay dấu * bởi các chữ số 0, 2, 4, 6, 8 thì 17* chia hết cho 2.
b) Thay dấu * bởi các chữ số 0, 5 thì 17* chia hết cho 5.
c) Thay dấu * bởi chữ số 0 thì 17* chia hết cho cả 2 và 5.
Trên đây KhoiA.Vn đã giới thiệu với các em khái niệm về Dấu hiệu chia hết cho 2, dấu hiệu chia hết cho 5 trong nội dung bài 7 chương 1 SGK Toán 6 tập 1 bộ sách Chân trời sáng tạo. Hy vọng bài viết giúp các em hiểu rõ hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, KhoiA chúc các em thành công.