Lý thuyết bài 4, chương 4, SGK Toán 6 Chân trời sáng tạo Tập 1 về Biểu đồ cột, biểu đồ cột kép: Khái niệm, cách đọc, cách vẽ biểu đồ cột, biểu đồ cột kép.
Biểu đồ cột, biểu đồ cột kép: Khái niệm, cách đọc, cách vẽ biểu đồ cột, biểu đồ cột kép như thế nào? bài viết này sẽ cho các bạn lời giải đáp.
Việc thể hiện dữ liệu bằng biểu đồ tranh trong một số trường hợp sẽ tốn nhiều thời gian và khó thực hiện. Ta có cách khác để biểu thị dữ liệu. Đó là vẽ các cột có chiều rộng không đổi, cách đều nhau và có chiều cao đại diện cho số liệu đã cho.
Biểu đồ biểu diễn dữ liệu như vậy được gọi là biểu đồ cột.
Khi đọc biểu đồ cột, ta nhìn theo một trục để đọc danh sách các đối tượng thống kê và nhìn theo trục còn lại để đọc số liệu thống kê tương ứng với các đối tượng đó( lưu ý thang đo của trục số liệu khi đọc số liệu)
* Ví dụ: Biểu đồ cột dưới đây cho biết thông tin về kết quả học lực của học sinh khối 6 trường THCS Quang Trung.
a) Học sinh khối 6 trường THCS Quang Trung xếp loại học lực nào là đông nhất?
b) Trường THCS Quang Trung có bao nhiêu học sinh khối 6 có học lực trên trung bình?
* Lời giải:
a) Học sinh khối 6 trường THCS Quang Trung xếp loại lực khá đông nhất (140 học sinh)
b) Trường THCS Quang Trung có: 38 + 140 = 178 học sinh khối 6 có xếp loại học lực trên trung bình. Trong đó có 38 học sinh giỏi và 140 học sinh khá.
• Bước 1: Vẽ 2 trục ngang và dọc vuông góc với nhau
+ Trục ngang ghi danh sách đối tượng
+ Trục dọc: chọn khoảng chia thích hợp với dữ liệu và ghi ở các vạch chia
• Bước 2: Tại vị trí các đối tượng trên trục ngang, vẽ các cột hình chữ nhật
+ Cách đều nhau
+ Có cùng chiều rộng
+ Có chiều cao thể hiện số liệu của các đối tượng, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc
• Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ
+ Ghi tên biểu đồ
+ Ghi tên các trục và số liệu tương ứng trên mỗi cột( nếu cần)
* Ví dụ: Vẽ biểu đồ cột biểu diễn điểm các môn thi tập trung cuối học kì của bạn Lan được cho trong bảng sau:
* Lời giải:
Vẽ biểu đồ cột trong đó trục dọc thể hiện số điểm các môn thi, trục ngang thể hiện các tên các môn. Ta được biểu đồ sau:
Để so sánh một cách trực quan từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại, người ta ghép 2 biểu đồ cột thành một biểu đồ cột kép
Khi đọc biểu đồ cột kép, ta nhìn theo một trục để đọc danh sách các đối tượng thống kê và nhìn theo trục còn lại để đọc số liệu thống kê tương ứng với các đối tượng đó( lưu ý thang đo của trục số liệu khi đọc số liệu)
Dựa vào biểu đồ ta có thể so sánh một cách trực quan từng cặp số liệu của hai bộ dữ liệu cùng loại.
* Ví dụ: Đọc biểu đồ cột kép sau và trả lời các câu hỏi bên dưới.
a) Biểu đồ cột kép trên cho ta biết những thông tin gì?
b) Trong các lớp nêu trên, lớp nào có sĩ số tăng, lớp nào có sĩ số giảm, lớp nào có sĩ số không đổi?
c) Lớp nào có số lượng học sinh thay đổi nhiều nhất?
* Lời giải:
a) Biểu đồ kép trên cho ta biết
- Sĩ số học sinh đầu năm và cuối năm của khối lớp 6 .
- Khối lớp gồm 4 lớp: 6A1, 6A2, 6A3, 6A4.
- So sánh số học sinh đầu năm và cuối năm của các lớp thuộc khối lớp 6
b) - Lớp 6A2 có sĩ số tăng
- Lớp 6A1 và lớp 6A3 có sĩ số lớp giảm
- Lớp 6A4 có sĩ số lớp không đổi
c) Lớp 6A1 có số lượng học sinh thay đổi nhiều nhất (giảm 5 học sinh).
• Bước 1: Vẽ 2 trục ngang và dọc vuông góc với nhau
+ Trục ngang ghi danh sách đối tượng
+ Trục dọc: chọn khoảng chia thích hợp với dữ liệu và ghi ở các vạch chia
• Bước 2: Tại vị trí từng đối tượng trên trục ngang, vẽ 2 cột hình chữ nhật
+ Cách đều nhau
+ Có cùng chiều rộng
+ Có chiều cao thể hiện số liệu của các đối tượng, tương ứng với khoảng chia trên trục dọc
• Bước 3: Hoàn thiện biểu đồ
+ Tô màu hoặc gạch chéo để phân biệt hai cột trong cột kép
+ Ghi tên biểu đồ
+ Ghi tên các trục và số liệu tương ứng trên mỗi cột( nếu cần)
* Ví dụ: Số lượng học sinh giỏi học kì 1 và học kì 2 của các tổ của lớp 6A.
Ta có biểu đồ cột kép như sau:
Trên đây KhoiA.Vn đã trình bày nội dung lý thuyết Biểu đồ cột, biểu đồ cột kép: Khái niệm, cách đọc, cách vẽ biểu đồ cột, biểu đồ cột kép? Toán 6 bài 4 Chân trời Tập 1 chương 4 chi tiết, đầy đủ nhất. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.