Bài viết liên quan

Bài tập mở đầu về phương trình (PT một ẩn, PT tương đương) - Toán 8 bài 1 tập 2 chương 3

16:09:4922/07/2021

Các em đã biết thế nào là phương trình một ẩn, giải phương trình là làm gì và khi nào hai phương trình tương đương với nhau qua bài viết trước trên KhoiA.

Bài viết này chúng ta sẽ áp dụng các kiến thức đó để giải một số bài tập liên quan trong bài mở đầu về phương trình.

Lý thuyết phương trình một ẩn là gì? giải phương trình là làm gì? khi nào phương trình tương đương?

* Bài 1 trang 6 SGK Toán 8 tập 2: Với mỗi phương trình sau, hãy xét xem x = -1 có là nghiệm của nó không:

a) 4x - 1 = 3x - 2

b) x + 1 = 2(x - 3)

c) 2(x + 1) + 3 = 2 - x

> Lời giải:

Thay giá trị x = -1 vào từng vế của phương trình, ta được:

a) Vế trái (VT) = 4x - 1 = 4(-1) - 1 = -5

Vế phải (VP) = 3x - 2 = 3(-1) - 2 = -5

VT = VP nên x = -1 là nghiệm của phương trình.

b) VT = x + 1 = -1 + 1 = 0

VP = 2(x - 3) = 2(-1 - 3) = -8

VT ≠ VP nên x = -1 không là nghiệm của phương trình.

c) VT = 2(x + 1) + 3 = 2( -1 + 1) + 3 = 3

VP = 2 - x = 2 - (-1) = 3

VT = VP nên x = -1 là nghiệm của phương trình.

* Bài 2 trang 6 SGK Toán 8 tập 2: Trong các giá trị t = -1, t = 0 và t = 1, giá trị nào là nghiệm của phương trình: (t + 2)2 = 3t + 4?

> Lời giải:

- Ta lần lượt thay các giá trị của t vào hai vế của phương trình ta được:

+ Với t = -1 :

 (t + 2)2 = (-1 + 2)2 = 1

 3t + 4 = 3(-1) + 4 = 1

⇒ t = -1 là nghiệm của phương trình (t + 2)2 = 3t + 4.

+ Với t = 0

 (t + 2)2 = (0 + 2)2 = 4

 3t + 4 = 3.0 + 4 = 4

⇒ t = 0 là nghiệm của phương trình (t + 2)2 = 3t + 4.

+ Với t = 1

(t + 2)2 = (1 + 2)2 = 9

3t + 4 = 3.1 + 4 = 7

⇒ t = 1 không là nghiệm của phương trình (t + 2)2 = 3t + 4.

* Bài 3 trang 6 SGK Toán 8 tập 2: Xét phương trình x + 1 = 1 + x. Ta thấy mọi số đều là nghiệm của nó. Người ta còn nói: Phương trình này nghiệm đúng với mọi x. Hãy cho biết tập nghiệm của phương trình đó.

> Lời giải:

- Vì phương trình nghiệm đúng với mọi x nên tập nghiệm của nó là S = R. (R tập số thực)

* Bài 4 trang 7 SGK Toán 8 tập 2: Nối mỗi phương trình sau với các nghiệm của nó (theo mẫu):Đề bài 4 trang 7 sgk toán 8 tập 2> Lời giải:

+) Xét phương trình (a): 3(x – 1) = 2x – 1

Tại x = -1 có:

VT = 3(x – 1) = 3(-1 – 1) = -6;

VP = 2x – 1 = 2.(-1) – 1 = -3.

⇒ -6 ≠ -3 nên -1 không phải nghiệm của phương trình (a).

Tại x = 2 có:

VT = 3(x – 1) = 3.(2 – 1) = 3;

VP = 2x – 1 = 2.2 – 1 = 3

⇒ VT = VP = 3 nên 2 là nghiệm của phương trình (a).

Tại x = 3 có:

VT = 3(x – 1) = 3.(3 – 1) = 6;

VP = 2x – 1 = 2.3 – 1 = 5

⇒ 6 ≠ 5 nên 3 không phải nghiệm của phương trình (a).

+) Xét phương trình (b): 

Tại x = -1 biểu thức  không xác định

⇒ -1 không phải nghiệm của phương trình (b)

Tại x = 2 có:

VT ≠ VP nên 2 không phải nghiệm của phương trình (b).

Tại x = 3 có:

VT = VP nên 3 là nghiệm của phương trình (b).

+) Xét phương trình (c) : x2 – 2x – 3 = 0

Tại x = -1 có: VT = x2 – 2x – 3 = (-1)2 – 2.(-1) – 3 = 0 = VP

⇒ x = -1 là nghiệm của phương trình x2 – 2x – 3 = 0

Tại x = 2 có: x2 – 2x – 3 = 22 – 2.2 – 3 = -3 ≠ 0.

⇒ x = 2 không phải nghiệm của phương trình x2 – 2x – 3 = 0.

Tại x = 3 có: x2 – 2x – 3 = 32 – 2.3 – 3 = 0

⇒ x = 3 là nghiệm của phương trình x2 – 2x – 3 = 0.

Vậy ta có thể nối như sau:Lời giải bài 4

* Bài 5 trang 7 SGK Toán 8 tập 2: Hai phương trình x = 0 và x(x - 1) = 0 có tương đương không? Vì sao?

> Lời giải:

- Phương trình x = 0 có tập nghiệm S1 = {0}.

- Xét phương trình x(x - 1) = 0. Vì một tích bằng 0 khi một trong hai thừa số bằng 0 tức là:

 x = 0 hoặc x - 1 = 0

⇔ x = 0 hoặc x = 1

Nên phương trình này có tập nghiệp S2 = {0; 1}.

Ta thấy, S1 ≠ S2 nên hai phương trình KHÔNG tương đương.

Trên đây là hướng dẫn giải bài tập mở đầu về phương trình bậc nhất, với các dạng vận dụng lý thuyết phương trình tương đương, nghiệm của phương trình bậc nhất,...KhoiA hy vọng các em đã hiểu rõ khối kiến thức này.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác