Lý thuyết bài 4, chương 1, SGK Chân trời sáng tạo tập 1 về phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử sử dụng hằng đẳng thức, nhóm hạng tử và đặt nhân tử chung
Phân tích đa thức thành nhân tử là gì? Phương pháp sử dụng hằng đẳng thức, nhóm hạng tử, đặt nhân tử chung để phân tích đa thức thành nhân tử như thế nào? bài viết này sẽ cho các bạn lời giải đáp.
Phân tích đa thức thành nhân tử (hay thừa số) là biến đổi đa thức đó thành một tích của những đa thức.
Mỗi đa thức này gọi là một nhân tử của đa thức đã cho.
* Ví dụ: Phân tích đa thức A = 2x2y + 6xy2 + 24xy thành nhân tử.
Ta có: A = 2x2y + 6xy2 + 24xy
= 2xy . x + 2xy . 3y + 2xy . 12
= 2xy(x + 3y + 12).
Ở Ví dụ trên, ta gọi đơn thức 2xy là nhân tử chung của các hạng tử của A, ta viết được A thành tích của 2xy với một đa thức.
Cách làm như vậy gọi là phân tích đa thức A thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung.
• Khi tất cả các số hạng của đa thức có một thừa số chung, ta sử dụng tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng đưa thừa số chung đó ra ngoài dấu ngoặc () để làm nhân tử chung.
• Các số hạng bên trong dấu () có được bằng cách lấy số hạng của đa thức chia cho nhân tử chung.
Tùy trường hợp ta có thể sử dụng những hằng đẳng thức khác nhau để phân tích một đa thức thành nhân tử.
* Ví dụ: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
a) 9x2 – 12xy + 4y2;
b) 2x4 + 250xy3.
* Lời giải:
a) 9x2 – 12xy + 4y2 = (3x)2 – 2 . 3x . 2y + (2y)2
= (3x – 2y)2;
b) 2x4 + 250xy3 = 2x(x3 + 125y3) = 2x[x3 + (5y)3]
= 2x(x + 5y)(x2 – 5xy + y2).
⇒ Cách làm như ví dụ trên gọi là phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp sử dụng hằng đẳng thức.
Dùng các hằng đẳng thức đáng nhớ để phân tích đa thức thành nhân tử.
⇒ Cần vận dụng linh hoạt các hằng đẳng thức để phù hợp với các nhân tử.
* Ví dụ: Phân tích các đa thức sau thành nhân tử:
a) 2x2 – 2y + 4xy – x;
b) x3 + 2x2 + 6x + 5.
* Lời giải:
a) Cách giải 1:
2x2 – 2y + 4xy – x
= (2x2 + 4xy) – (x + 2y)
= 2x(x + 2y) – (x + 2y)
= (x + 2y)(2x – 1).
Cách giải 2:
2x2 – 2y + 4xy – x
= (2x2 – x) + (4xy – 2y)
= x(2x – 1) + 2y(2x – 1)
= (2x – 1)(x + 2y).
b) Cách giải 1:
x3 + 2x2 + 6x + 5
= x3 + x2 + x2 + 5x + x + 5
= (x3 + x2 + 5x) + (x2 + x + 5)
= x(x2 + x + 5) + (x2 + x + 5)
= (x2 + x + 5)(x + 1).
Cách giải 2:
x3 + 2x2 + 6x + 5
= (x3 + 2x2 + x) + (5x + 5)
= x(x2 + 2x + 1) + 5(x + 1)
= x(x + 1)2 + 5(x + 1)
= (x + 1)[x(x + 1) + 5]
= (x + 1)(x2 + x + 5).
⇒ Cách làm như ví dụ trên gọi là phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp nhóm hạng tử.
• Ta ghép các hạng tử của đa thức thành các nhóm để làm xuất hiện nhân tử chung.
• Tiếp theo, sử dụng phương pháp đặt nhân tử chung để phân tích đa cho thành nhân tử.
* Chú ý:
- Có thể sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp để nhóm các số hạng của đa thức một cách linh hoạt (một đa thức có thể có nhiều cách nhóm hạng tử).
- Khi phân tích đa thức thành nhân tử, ta phải phân tích triệt để đến khi không phân tích được nữa.
- Khi nhóm các hạng tử của đa thức cần chú ý đến dấu của mỗi số hạng trong đa thức.
Trên đây KhoiA.Vn đã trình bày nội dung lý thuyết Phương pháp sử dụng hằng đẳng thức, nhóm hạng tử, đặt nhân tử chung phân tích đa thức thành nhân tử? Toán 8 bài 4 SGK Chân trời sáng tạo tập 1 chi tiết, đầy đủ nhất. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.