7 Hằng đẳng thức đáng nhớ? Bình phương, lập phương của một tổng, một hiệu? Toán 8 bài 3 ct1c1b3

19:48:5703/11/2023

Lý thuyết bài 3, chương 1, SGK Chân trời sáng tạo tập 1 về bình phương, lập phương của một tổng, một hiệu; Hiệu hai bình phương; Tổng, hiệu hai lập phương

7 hằng đẳng thức đáng nhớ? bình phương của một tổng một hiệu, lập phương của một tổng một hiệu; Hiệu hai bình phương; Tổng, hiệu hai lập phương viết như nào? bài viết này sẽ cho các bạn lời giải đáp.

1. Bình phương của một tổng, một hiệu

– Hai biểu thức (đại số) A và B có giá trị bằng nhau với bất kì giá trị nào của các biến thì ta nói hai biểu thức A và B bằng nhau hoặc đồng nhất với nhau.

Ta viết A = B, là một đồng nhất thức hoặc hằng đẳng thức.

– Với hai biểu thức tùy ý A và B, ta có:

(A + B)2 = A2 + 2AB + B: Hằng đẳng thức bình phương của một tổng

(A – B)2 = A2 – 2AB + B: Hằng đẳng thức bình phương của một hiệu

* Ví dụ 1: Tính:

a) (2x + y)2;

b) (3x2 – 2y)2.

* Lời giải:

a) (2x + y)2 = (2x)2 + 2 . 2x . y + y2 = 4x2 + 4xy + y2;

b) (3x2 – 2y)2 = (3x2)2 – 2 . 3x2 . 2y + (2y)2 = 9x4 – 12x2y + 4y2.

* Ví dụ 2: Viết các biểu thức sau thành bình phương của một tổng hoặc một hiệu:

a) x2 – 4xy + 4y2;

b) y2 + y + 

* Lời giải:

a) x2 – 4xy + 4y2 = x2 – 2 . x . 2y + (2y)2 = (x – 2y)2

b) y2 + y +  = y2 + 2.y. +  = 

* Ví dụ 3: Tính nhanh:

a) 992;

b) 1012.

* Lời giải:

a) 99= (100 – 1)2

= 1002 – 2 . 100 . 1 + 12

= 10 000 – 200 + 1

= 9801

b) 101= (100 + 1)2

= 1002 + 2 . 100 . 1 + 12

= 10 000 + 200 + 1

= 10 201.

2. Hiệu của hai bình phương

Với hai biểu thức tùy ý A và B, ta có:

A2 – B2 = (A – B)(A + B) : Hằng đẳng thức Hiệu hai bình phương

Ví dụ 1:Thực hiện các phép nhân:

a) (x + 3)(x – 3).

b) (2x + y)(2x – y).

c) (x2 – 2y)(x2 + 2y).

* Lời giải:

a) (x + 3)(x – 3) = x2 – 32 = x2 – 9.

b) (2x + y)(2x – y) = (2x)2 – y2 = 4x2 – y2.

c) (x2 – 2y)(x2 + 2y) = (x2)2 – (2y)2 = x4 – 4y2.

* Ví dụ 2: Tính nhanh:

a) 38 . 42;

b) 802 – 202.

* Lời giải:

a) 38 . 42 = (40 – 2)(40 + 2) = 402 – 2= 1 600 – 4 = 1 596

b) 802 – 202 = (80 + 20)(80 – 20) = 100 . 60 = 6 000

3. Lập phương của một tổng, một hiệu

Với hai biểu thức tùy ý A và B, ta có:

(A + B)3 = A3 + 3A2B + 3AB2 + B: Hằng đẳng thức lập phương của một tổng

(A – B)3 = A3 – 3A2B + 3AB2 – B: Hằng đẳng thức lập phương của một hiệu

* Ví dụ 1: Tính

b) (x + 3y)3.

a) (x – 5)3.

* Lời giải:

a) (x – 5)= x3 – 3 . x2 . 5 + 3 . x . 52 – 53

= x3 – 15x2 + 75x – 125.

b) (x + 3y)= x3 + 3 . x2 . 3y + 3 . x . (3y)2 + (3y)3

= x3 + 9x2y + 27xy2 + 27y3.

4. Tổng và hiệu của hai lập phương

Với hai biểu thức tùy ý A và B, ta có:

A3 + B3 = (A + B)(A2 – AB + B2) : Hằng đẳng thức Tổng hai lập phương

A3 – B3 = (A – B)(A2 + AB + B2) : Hằng đẳng thức Hiệu hai lập phương

* Ví dụ 1: Viết các đa thức sau dưới dạng tích:

a) x3 + 1;

b) y3 – 216.

* Lời giải:

a) x3 + 1 = x3 + 1= (x + 1)(x2 – x . 1 + 12)

= (x + 1)(x2 – x + 1)

b) y3 – 216 = y3 – 63 = (y – 6)(y2 + y . 6 + 62)

= (y – 6)(y2 + 6y + 36).

* Ví dụ 2: Tính

a) (2x + 3)(4x2 – 6x + 9);

b) (y – 5)(y2 + 5y + 25).

* Lời giải:

a) (2x + 3)(4x2 – 6x + 9)

= (2x + 3)[(2x)2 – 2x . 3 + 32]= (2x)3 + 33 

= 8x3 + 27

b) (y – 5)(y2 + 5y + 25)

= (y – 5)(y2 + 5 . y + 52) = y3 – 53

= y3 – 125

Trên đây KhoiA.Vn đã trình bày nội dung lý thuyết 7 hằng đẳng thức đáng nhớ? bình phương của một tổng một hiệu, lập phương của một tổng một hiệu; Hiệu hai bình phương; Tổng, hiệu hai lập phương viết như nào? Toán 8 bài 3 SGK Chân trời sáng tạo tập 1 chi tiết, đầy đủ nhất. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.

 

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác