Bài viết liên quan

Giải Hóa 10 trang 92 Chân trời Sáng tạo

11:22:3324/06/2024

Chi tiết lời giải Hóa 10 trang 92 Chân trời sáng tạo bài 14: Tính biến thiên Enthalpy của phản ứng hóa học của phản ứng hóa học cực dễ hiểu để các em tham khảo giải bài tập SGK Hóa 10 Chân trời sáng tạo nhanh, chính xác và đạt kết quả cao hơn.

Bài tập 1 trang 92 Hoá 10 Chân trời sáng tạo: 

Tính ∆H0298 của các phản ứng sau dựa theo năng lượng liên kết (sử dụng số liệu từ Bảng 14.1):

a) N2H4(g) → N2(g) + 2H2(g)

b) 4HCl(g) + O2(g)  2Cl2(g) + 2H2O(g)

Bảng năng lượng liên kết Bài 1 trang 92 SGK Hóa 10 CTST

Giải bài tập 1 trang 92 Hoá 10 Chân trời sáng tạo:

Tính ∆H0298 của các phản ứng:

a) N2H4(g) → N2(g) + 2H2(g)

H0298 = Eb(N2H4) – Eb(N2) – 2.Eb(H2)

H0298 = Eb(N-N) + 4.Eb(N-H) – Eb(N≡N) – 2.Eb(H-H)

H0298 = 163 + 4.391 – 945 – 2.432 = -82 kJ

b) 4HCl(g) + O2(g)  2Cl2(g) + 2H2O(g)

H0298 = 4.Eb(HCl) + Eb(O2) – 2Eb(Cl2) – 2Eb(H2O)

H0298 = 4.Eb(H-Cl) + Eb(O=O) – 2.Eb(Cl-Cl) – 2.2.Eb(O-H)

H0298 = 4.427 + 498 -2.243 – 2.2.467 = -148 kJ

Bài tập 2 trang 92 Hoá 10 Chân trời sáng tạo: 

Dựa vào Bảng 13.1, tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đốt cháy hoàn toàn 1 mol benzene C6H6(l) trong khí oxygen, tạo thành CO2(g) và H2O(l).

So sánh lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn 1,0 g propane C3H8(g) với lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn 1,0 g benzenne C6H6(l).

Enthalpy tạo thành chuẩn của một số chất

Giải bài 2 trang 92 SGK Hoá 10 Chân trời sáng tạo:

- Ta lần lượt tính nhiệt lượng sinh ra khi đốt cháy 1g C6H6 và C3H8

 C6H6(l) + O 6CO2(g) + 3H2O

H0298 = 6.∆H0298 (CO2) + 3.∆H0298 (H2O) - ∆H0298 (C6H6) - H0298 (O2)

H0298 =  6.(-393,50) + 3.(-285,84) – (+49,00) - .0

H0298 = -3267,52 kJ

1,0 gam C6H6(l) ứng với 1/78 mol C6H6(l)

Đốt cháy 1 mol C6H6(l) tỏa ra 3267,52 kJ nhiệt lượng

⇒ Đốt cháy 1/79 mol C6H6(l) tỏa ra là (1/78).3267,52 = 41,89 kJ nhiệt lượng

 C3H8(g) + 5O 3CO2(g) + 4H2O(g)

H0298 = 3.∆H0298 (CO2) + 4. ∆H0298 (H2O) -∆H0298 (C3H8) – 5.∆H0298 (O2)

H0298 =  3.(-393,50) + 4.(-285,84) – (-105,00) - 5.0

H0298 =  -2218,86 kJ

1,0 gam C3H8(g) ứng với 1/44 mol C3H8(g)

Đốt cháy 1 mol C3H8(g) tỏa ra 2218,86 kJ nhiệt lượng

⇒ Đốt cháy 1/44 mol C3H8(g) tỏa ra là (1/44).2218,86 = 50,43 kJ nhiệt lượng

Lượng nhiệt sinh ra khi đốt cháy hoàn toàn 1,0 g propane C3H8(g) nhiều hơn khi đốt cháy hoàn toàn 1,0 g benzenne C6H6(l).

Trên đây KhoiA.Vn đã hướng dẫn các em Giải Hóa 10 trang 92 Chân trời Sáng tạo SGK bài 14: Tính biến thiên Enthalpy của phản ứng hóa họcNếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.

• Xem thêm giải bài tập Hóa 10 Chân trời sáng tạo

Giải Hóa 10 trang 88 Chân trời Sáng tạo

Giải Hóa 10 trang 89 Chân trời Sáng tạo

Giải Hóa 10 trang 90 Chân trời Sáng tạo

Giải Hóa 10 trang 91 Chân trời Sáng tạo

Giải Hóa 10 trang 92 Chân trời Sáng tạo

Giải Hóa 10 trang 93 Chân trời Sáng tạo

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác