Ở các bài trước các em đã tìm hiểu về tính chất vật lí, tính chất hoá học, cách điều chế và ứng dụng của các Cacbohidrat tiêu biểu.
Bài này, chúng ta sẽ hệ thống lại kiến thức về cấu tạo của các loại cacbohiđrat điển hình. Vận dụng các kiến thức về các tính chất chính của các loại cacbohidrat tiêu biểu để giải bài tập.
1. Cấu tạo cacbohidrat
- Glucozơ ở dạng mạch hở là monoanđehit và poliancol: CH2OH[CHOH]4CHO
- Fuctozơ ở dạng mạch hở có thể chuyển hóa thành glucozơ trong môi trường bazơ:
CH2OH[CHOH]3COCH2OH CH2OH[CHOH]4CHO
- Saccarozơ: phân tử không có nhóm CHO, có chức poloancol: (C6H11O5)2O.
- Tinh bột: các mắt xích liên kết với nhau thành mạch xoắn lò xo, phân tử không có nhóm CHO.
- Xenlulozơ: các mắt xích liên kết với nhau thành mạch kéo dài, phân tử không có nhóm CHO, mỗi mắt xích có 3 nhóm OH tự do: [C6H7O2(OH)3]n
2. Tính chất hóa học của CacboHiđrat
- Glucozơ có phản ứng của chức CHO:
C5H11O5CH=O + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → C5H11O5COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3.
- Fructozơ cũng có phản ứng tráng bạc trong môi trường kiềm.
- Glucozơ, fructozơ, saccarozơ và xenlulozơ có phản ứng của chức poliancol:
+Glucozơ, fructozơ, saccarozơ phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
+Xenlulozơ tác dụng với axit nitric đậm đặc cho xenluloz ơ trinitrat:
[(C6H7O2(OH)3]n + 3nHNO3(đặc) [(C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
- Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ có phản ứng thủy phân nhờ xúc tác axit hay enzim thích hợp.
- Glucozơ có phản ứng lên men rượu.
Trên đây Khối A đã cùng các em hệ thống lại: Cấu tạo và Tính chất của CacboHidrat. Hy vọng hướng dẫn của KhoiA.Vn giúp ích cho các em. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.
• Xem hướng dẫn giải bài tập Hoá học 12
> Bài 5 trang 37 SGK Hóa 12: Tính khối lượng glucozơ tạo thành khi thủy phân:...