Bài viết liên quan

Giải Hóa 10 trang 71 Chân trời Sáng tạo

10:18:5621/06/2024

Chi tiết lời giải Hóa 10 trang 71 Chân trời sáng tạo bài 11: Liên kết Hydrogen và tương tác Van Der Waals cực dễ hiểu để các em tham khảo giải bài tập SGK Hóa 10 Chân trời sáng tạo nhanh, chính xác và đạt kết quả cao hơn.

Bài tập 1 trang 71 Hoá 10 Chân trời sáng tạo: 

Hợp chất nào dưới đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử

A. CH4    B. H2O

C. PH3    D. H2S

Giải bài tập 1 trang 71 Hoá 10 Chân trời sáng tạo:

Đáp án đúng: B. H2O

A. CH4 không tạo được liên kết hydrogen vì liên kết C-H là liên kết cộng hóa trị không phân cực

B. H2O tạo được liên kết hydrogen vì liên O-H phân cực. Nguyên tử H mang một phần điện tích dương (linh động) của phân tử H2O này tương tác bằng lực hút tĩnh điện với nguyên tử O mang một phần điện tích âm của nguyên tử H2O khác.Liên kết hydrogen giữa các phân tử nước

C. PH3 không tạo được liên kết hydrogen vì liên kết P-H là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

D. H2S không tạo được liên kết hydrogen vì liên kết S-H là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

Bài tập 2 trang 71 Hoá 10 Chân trời sáng tạo:

Sự phân bố electron không đồng đều trong một nguyên tử hay một phân tử hình thành nên

A. một ion dương

B. một ion âm

C. một lưỡng cực vĩnh viễn

D. một lưỡng cực tạm thời

Giải bài tập 2 trang 71 Hoá 10 Chân trời sáng tạo:

Đáp án đúng: D. một lưỡng cực tạm thời.

Lưỡng cực tạm thời bài 2 trang 71 SGK Chân trời sáng tạo

Sự phân bố electron không đồng đều trong một nguyên tử hay một phân tử hình thành nên một lưỡng cực tạm thời.

Bài tập 3 trang 71 Hoá 10 Chân trời sáng tạo:

Khí hiếm nào dưới đây có nhiệt độ sôi thấp nhất?

A. Ne      B. Xe

C. Ar       D. Kr

Giải bài tập 3 trang 71 Hoá 10 Chân trời sáng tạo:

- Chọn Đáp án: A. Ne

Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử trong nhóm VIIIA, bán kính nguyên tử tăng đồng thời khối lượng nguyên tử tăng 

⇒ Tương tác van der Waals tăng 

⇒ Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tăng.

⇒ Ne có nhiệt độ sôi thấp nhất.

Bài tập 4 trang 71 Hoá 10 Chân trời sáng tạo:

Biểu diễn liên kết hydrogen giữa các phân tử:

a) Hydrogen fluoride

b) Ethanol (C2H5OH) và nước

Giải bài tập 4 trang 71 Hoá 10 Chân trời sáng tạo:

a) Liên kết hydrogen được hình thành giữa các phân tử HF:

 Liên kết hydrogen giữa các phân tử HF

b) Liên kết hydrogen được hình thành giữa H2O và C2H5O

 Liên kết hydrogen giữa nước và rượu etylic

Bài tập 5 trang 71 Hoá 10 Chân trời sáng tạo:

Trong hai chất ammonia (NH3) và phosphine (PH3), theo em chất nào có nhiệt độ sôi và độ tan trong nước lớn hơn? Giải thích.

Giải bài tập 5 trang 71 Hoá 10 Chân trời sáng tạo: 

Trong hai chất ammonia (NH3) và phosphine (PH3) thì nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của NH3 lớn hơn PH3. Vì:

Liên kết P-H không phân cực nên không tạo được liên kết hydrogen giữa các phân tử PH3 với nhau và giữa PH3 với H2O. Mặt khác các phân tử NH3 có thể liên kết với nhau và liên kết với H2O bằng liên kết hydrogen.

⇒ Như vậy, nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của NH3 lớn hơn PH3.

Trên đây KhoiA.Vn đã hướng dẫn các em Giải Hóa 10 trang 71 Chân trời Sáng tạo SGK bài 11: Liên kết Hydrogen và tương tác Van Der WaalsNếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.

• Xem thêm giải bài tập Hóa 10 Chân trời sáng tạo

Giải Hóa 10 trang 67 Chân trời Sáng tạo

Giải Hóa 10 trang 68 Chân trời Sáng tạo

Giải Hóa 10 trang 69 Chân trời Sáng tạo

Giải Hóa 10 trang 70 Chân trời Sáng tạo

Giải Hóa 10 trang 71 Chân trời Sáng tạo

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác