Chi tiết lời giải Hóa 10 trang 67 Chân trời sáng tạo bài 11: Liên kết Hydrogen và tương tác Van Der Waals cực dễ hiểu để các em tham khảo giải bài tập SGK Hóa 10 Chân trời sáng tạo nhanh, chính xác và đạt kết quả cao hơn.
Giải Hóa 10 trang 67 Chân trời sáng tạo: Mở đầu
Các nhà hóa học đã nghiên cứu và kết luận rằng nếu không có liên kết hydrogen thì nước sẽ sôi ở -80oC. Như vậy, trong điều kiện thường, nước sẽ tồn tại ở thể khí (hơi nước). Khi đó, trên Trái Đất sẽ chẳng có các đại dương, sông, hồ,… và cũng không bao giờ có mưa.
Mọi sự sống sẽ không tồn tại. Trái Đất sẽ là một hành tinh chết nếu không có sự hiện của liên kết hydrogen. Liên kết hydrogen giữa các phân tử nước được tạo thành như thế nào? Ảnh hưởng của liên kết hydrogen với tính chất vật lí của nước ra sao?
Lời giải:
Liên kết hydrogen giữa các phân tử nước là một loại liên kết yếu, được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với nguyên tử O có độ âm điện lớn) của phân tử nước này với một nguyên tử O (còn cặp electron hóa trị chưa tham gia liên kết) của phân tử nước khác.
Nhờ có liên kết hydrogen mà ở điều kiện thường nước ở thể lỏng, có nhiệt độ sôi cao (100oC).
Giải Hóa 10 trang 67 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 1
Giữa liên kết S-H và liên kết O-H, liên kết nào phân cực mạnh hơn? Vì sao?
Lời giải:
- Độ âm điện của O bằng 3,44; của H bằng 2,2 ⇒ Liên kết O-H là liên kết cộng hóa trị phân cực
- Độ âm điện của S bằng 2,58; của H bằng 2,2 do đó liên kết S-H là liên kết cộng hóa trị không phân cực.
Vậy liên kết O-H phân cực mạnh hơn.
Trên đây KhoiA.Vn đã hướng dẫn các em Giải Hóa 10 trang 67 Chân trời Sáng tạo SGK bài 11: Liên kết Hydrogen và tương tác Van Der Waals. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.
• Xem thêm giải bài tập Hóa 10 Chân trời sáng tạo
Giải Hóa 10 trang 67 Chân trời Sáng tạo
Giải Hóa 10 trang 68 Chân trời Sáng tạo
Giải Hóa 10 trang 69 Chân trời Sáng tạo