Chi tiết lời giải Hóa 10 trang 53 Chân trời sáng tạo bài 8: Quy tắc Octet cực dễ hiểu để các em tham khảo giải bài tập SGK Hóa 10 Chân trời sáng tạo nhanh, chính xác và đạt kết quả cao hơn.
Giải Hóa 10 trang 53 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 3
Từ Hình 8.2, cho biết mỗi nguyên tử nitrogen đã đạt được cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm nào.
Lời giải:
Sau khi tham gia liên kết, mỗi nguyên tử nitrogen 8 electron ở lớp ngoài cùng và có 2 lớp electron
⇒ Đạt được cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm neon
Giải Hóa 10 trang 53 Chân trời sáng tạo: Luyện tập
Nguyên tử của các nguyên tố hydrogen và fluorine có xu hướng cho đi, nhận thêm hay góp chung các electron hóa trị khi tham gia liên kết hình thành phân tử hydrogen fluoride (HF)?
Lời giải:
- Nguyên tử fluorine và hydrogen đều là phi kim
+ Fluorine thuộc nhóm VIIA ⇒ có 7 electron lớp ngoài cùng.
+ Hydrogen thuộc nhóm IA ⇒ có 1 electron lớp ngoài cùng (lớp 1 có tối đa 2 electron)
⇒ Cả 2 có xu hướng nhận electron để đạt cấu hình electron của khí hiếm
⇒ Khi tham gia liên kết hình thành phân tử HF, mỗi nguyên tử sẽ gọp chung 1 electron để tạo thành cặp electron dùng chung.
Giải Hóa 10 trang 53 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 4
Ion sodium và ion fluoride có cấu hình electron của các khi hiếm tương ứng nào?
Lời giải:
- Ion sodium có 2 lớp electron và có 8 electron ở lớp ngoài cùng ⇒ Giống cấu hình electron của khí hiếm neon.
- Ion fluoride có 2 lớp electron và có 8 electron ở lớp ngoài cùng ⇒ Giống cấu hình electron của khí hiếm neon.
Trên đây KhoiA.Vn đã hướng dẫn các em Giải Hóa 10 trang 53 Chân trời Sáng tạo nội dung bài 8: Quy tắc Octet. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.
• Xem thêm giải bài tập Hóa 10 Chân trời sáng tạo
Giải Hóa 10 trang 52 Chân trời Sáng tạo