Bài viết liên quan

Giải Hóa 10 trang 19 Chân trời Sáng tạo

09:03:2319/06/2024

Chi tiết lời giải Hóa 10 trang 19 Chân trời sáng tạo bài 2: Thành phần của nguyên tử cực dễ hiểu để các em tham khảo giải bài tập SGK Hóa 10 Chân trời sáng tạo nhanh, chính xác và đạt kết quả cao hơn.

Giải Hóa 10 trang 19 Chân trời sáng tạo: Vận dụng

Sử dụng sơ đồ tư duy để mô tả cấu tạo nguyên tử và hệ thống hóa kiến thức của bài học.

Lời giải:

Ta có thể vẽ sơ đồ tư duy như sau:

Hóa 10 trang 19 Chân trời sáng tạo: Vận dụng

Bài 1 trang 19 Hóa 10 Chân trời sáng tạo:

Hãy cho biết dữ kiện nào trong thí nghiệm của Rutherford chứng minh nguyên tử có cấu tạo rỗng.

Giải bài 1 trang 19 Hóa 10 Chân trời sáng tạo:

Dữ kiện: hầu hết các hạt alpha đều xuyên thẳng qua lá vàng.

Do nguyên tử có cấu tạo rỗng, ở tâm chứa một hạt nhân mang điện tích dương có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử nên hầu hết các hạt alpha có thể đi xuyên qua lá vàng.

Bài 2 trang 19 Hóa 10 Chân trời sáng tạo:

Thông tin nào sau đây không đúng?

A. Proton mang điện tích dương, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 1 amu.

B. Electron mang điện tích âm, nằm trong hạt nhân, khối lượng gần bằng 0 amu.

C. Neutron không mang điện, khối lượng gần bằng 1 amu.

D. Nguyên tử trung hòa điện, có kích thước lớn hơn nhiều so với hạt nhân, nhưng có khối lượng gần bằng khối lượng hạt nhân.

Giải bài 2 trang 19 Hóa 10 Chân trời sáng tạo:

Đáp án: B.

Vì electron mang điện tích âm nằm ở lớp vỏ nguyên tử.

Trong hạt nhân chỉ chứa proton và neutron.

Bài 3 trang 19 Hóa 10 Chân trời sáng tạo:

Mỗi phát biểu dưới đây mô tả loại hạt nào trong nguyên tử?

a) Hạt mang điện tích dương.

b) Hạt được tìm thấy trong hạt nhân và không mang điện.

c) Hạt mang điện tích âm.

Giải bài 3 trang 19 Hóa 10 Chân trời sáng tạo:

a) Hạt mang điện tích dương: Hạt proton

b) Hạt được tìm thấy trong hạt nhân và không mang điện: Hạt neutron

c) Hạt mang điện tích âm: Hạt electron

Bài 4 trang 19 Hóa 10 Chân trời sáng tạo:

a) Cho biết 1 g electron có bao nhiêu hạt?

b) Tính khối lượng của 1 mol electron (biết hằng số Avogadro có giá trị là 6,022×1023).

Giải bài 4 trang 19 Hóa 10 Chân trời sáng tạo:

a) Vì 1 hạt electron nặng 9,11.10-28 g nên 1 g electron có số hạt là:

= 1,098.1027 (hạt)

b) 1 mol electron có chứa số hạt là 6,022.1023 hạt

Do đó 1 mol electron có khối lượng là:

6,022.1023 .1.9,11.10-28 = 5,486.10-4 (g)

Trên đây KhoiA.Vn đã hướng dẫn các em Giải Hóa 10 trang 19 Chân trời Sáng tạo nội dung bài 2: Thành phần của nguyên tửNếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.

• Xem thêm giải bài tập Hóa 10 Chân trời sáng tạo

Giải Hóa 10 trang 13 Chân trời Sáng tạo

Giải Hóa 10 trang 14 Chân trời Sáng tạo

Giải Hóa 10 trang 16 Chân trời Sáng tạo

Giải Hóa 10 trang 17 Chân trời Sáng tạo

Giải Hóa 10 trang 18 Chân trời Sáng tạo

Giải Hóa 10 trang 19 Chân trời Sáng tạo

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác