Bài viết liên quan

Giải Hóa 10 trang 13 Chân trời Sáng tạo

08:22:2719/06/2024

Chi tiết lời giải Hóa 10 trang 13 Chân trời sáng tạo bài 2: Thành phần của nguyên tử cực dễ hiểu để các em tham khảo giải bài tập SGK Hóa 10 Chân trời sáng tạo nhanh, chính xác và đạt kết quả cao hơn.

Giải Hóa 10 trang 13 Chân trời sáng tạo: Mở đầu

Từ rất lâu, các nhà khoa học đã nghiên cứu các mô hình nguyên tử và cập nhật chúng thông qua việc thu thập những dữ liệu thực nghiệm. Nguyên tử gồm những hạt cơ bản nào? Cơ sở nào để phát hiện ra các hạt cơ bản đó và chúng có tính chất gì?

Hóa 10 trang 13 Chân trời sáng tạo: Mở đầu

Lời giải:

- Nguyên tử gồm các hạt cơ bản: proton, electron và neutron.

+ Hạt electron kí hiệu là e, mang điện tích âm.

+ Hạt proton kí hiệu là p, mang điện tích dương.

+ Hạt neutron kí hiệu là n, không mang điện.

-  Cơ sở để phát hiện ra các hạt cơ bản trên là:

+ Thông qua thí nghiệm khám phá tia âm cực của Thomson đã phát hiện ra hạt electron.

+ Khi bắn phá hạt nhân nguyên tử nitrogen bằng các hạt α, Rutherford đã phát hiện ra hạt proton.

+ Khi dùng các hạt α bắn phá hạt nhân nguyên tử beryllium, J. Chadwick đã phát hiện hạt neutron.

Giải Hóa 10 trang 13 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 1

Quan sát hình 2.1 cho biết thành phần nguyên tử gồm những loại hạt nào?

Hóa 10 trang 13 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 1

Lời giải:

Nguyên tử gồm hạt nhân chứa proton, neutron và vỏ nguyên tử chứa electron.

Trên đây KhoiA.Vn đã hướng dẫn các em Giải Hóa 10 trang 13 Chân trời Sáng tạo nội dung bài 2: Thành phần của nguyên tửNếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.

• Xem thêm giải bài tập Hóa 10 Chân trời sáng tạo

Giải Hóa 10 trang 13 Chân trời Sáng tạo

Giải Hóa 10 trang 14 Chân trời Sáng tạo

Giải Hóa 10 trang 16 Chân trời Sáng tạo

Giải Hóa 10 trang 17 Chân trời Sáng tạo

Giải Hóa 10 trang 18 Chân trời Sáng tạo

Giải Hóa 10 trang 19 Chân trời Sáng tạo

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác