Lý thuyết bài 3, chương 5, SGK Toán 8 Cánh diều tập 1 về Hình thang cân, tính chất, khái niệm và dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
Dấu hiệu nhận biết hình thang cân, Tính chất và khái niệm Hình thang cân ra sao? bài viết này sẽ cho các bạn lời giải đáp.
• Hình thang là tứ giác có hai cạnh đối song song.
• Hình thang cân là hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau.
* Chú ý: Nếu ABCD là hình thang cân (AB // CD) thì và
* Ví dụ: Trong hình sau, hình nào là hình thang cân?
* Lời giải:
Trong các hình trên, chỉ có GHIK là hình thang cân vì có góc và cùng kề đáy và
Trong một hình thang cân:
- Hai cạnh bên bằng nhau;
- Hai đường chéo bằng nhau.
* Ví dụ: Cho hình thang cân ABCD có AB // CD, AB < CD. Gọi H, K lần lượt là hình chiếu của A, B trên đường thẳng CD. Chứng minh DH = CK.
* Lời giải:
Ta có hình minh hoạ như sau:
Xét hai tam giác vuông ADH và BCK, ta có:
AD = BC; (vì ABCD là hình thang cân).
⇒ ΔADH = ΔBCK (cạnh huyền – góc nhọn).
⇒ DH = CK (hai cạnh tương ứng). (đpcm)
Hình thang có hai đường chéo bằng nhau là hình thang cân.
* Ví dụ: ho tứ giác ABCD có AB < CD, hai đường chéo AC và BD bằng nhau, . Chứng minh tứ giác ABCD là hình thang cân.
* Lời giải:
Theo bài ra, mà nằm ở vị trí so le trong
Nên AB // CD.
⇒ Tứ giác ABCD là hình thang.
Mà theo giả thiết, hình thang ABCD có AC = BD
Nên ABCD là hình thang cân.
Trên đây KhoiA.Vn đã trình bày nội dung lý thuyết Dấu hiệu nhận biết hình thang cân, Tính chất và khái niệm Hình thang cân? Toán 8 bài 3 SGK Cánh diều tập 1 chương 5 chi tiết, đầy đủ nhất. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.