Lý thuyết bài 1, chương 5, SGK Toán 8 Cánh diều tập 1 về Định lí Pythagore, Công thức Pythagore đảo...
Công thức Định lí Pythagore, Pythagore đảo phát biểu ra sao? bài viết này sẽ cho các bạn lời giải đáp.
• Định lý Pythagore: Trong một tam giác vuông, bình phương của cạnh huyền bằng tổng các bình phương của hai cạnh góc vuông.
Chẳng hạn, với tam giác ABC vuông tại A như hình sau.
Ta có: BC2 = AB2 + AC2 hay a2 = b2 + c2 (với a = BC, b = AC, c = AB).
* Ví dụ: Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = 6 cm, AC = 8 cm. Tính độ dài cạnh BC.
* Lời giải:
Do tam giác ABC vuông tại A nên áp dụng định lý Pythagore, ta có:
BC2 = AB2 + AC2
⇒ BC2 = 62 + 82 = 36 + 64 = 100.
Vậy BC = 10 cm.
• Phát biểu định lý Pythagore đảo: Nếu một tam giác có bình phương của một cạnh bằng tổng các bình phương của hai cạnh còn lại thì tam giác đó là tam giác vuông.
Chẳng hạn, với tam giác ABC như hình sau.
Nếu BC2 = AB2 + AC2 hay a2 = b2 + c2 (với a = BC, b = AC, c = AB) thì tam giác ABC vuông tại A.
* Ví dụ: Cho tam giác DEG có DE = 7 cm, DG = 24 cm và EG = 25 cm. Tam giác DEG có phải là tam giác vuông hay không?
* Lời giải:
Xét tam giác DEG, ta có: EG2 = 252 = 625 (cm2)
Mặt khác, DE2 + DG2 = 72 + 242 = 49 + 576 = 625 cm2)
⇒ EG2 = DE2 + DG2.
⇒ Tam giác DEG vuông tại D (theo định lý Pythagore đảo).
Trên đây KhoiA.Vn đã trình bày nội dung lý thuyết Công thức tính diện tích xung quanh và công thức tính thể tích hình chóp tam giác đều? Toán 8 bài 1 SGK Cánh diều tập 1 chương 3 chi tiết, đầy đủ nhất. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.