Bài 3 trang 109 SGK Toán 11 tập 1 Cánh Diều

14:55:1524/10/2023

Cách giải Bài 3 trang 109 Toán 11 tập 1 Cánh diều - SGK đầy đủ dễ hiểu nhất

Bài 3 trang 109 Toán 11 tập 1 Cánh Diều:

Cho tứ diện ABCD. Lấy G1, G2, G3 lần lượt là trọng tâm của các tam giác ABC, ACD, ADB.

a) Chứng minh rằng (G1G2G3) // (BCD).

b) Xác định giao tuyến của mặt phẳng (G1G2G3) với mặt phẳng (ABD).

Giải bài 3 trang 109 Toán 11 tập 1 Cánh Diều:

a) Chứng minh rằng (G1G2G3) // (BCD).

Ta có hình vẽ sau:câu a bài 3 trang 109 Toán 11 tập 1 SGK Cánh Diều

Gọi M, N, P lần lượt là trung điểm của BC, CD, DB.

Trong mp(ABC), xét ΔABC có G1 là trọng tâm của tam giác nên: 

Trong mp(ACD), xét ΔACD có G2 là trọng tâm của tam giác nên: 

Trong mp(ABD), xét ΔABD có G3 là trọng tâm của tam giác nên: 

Trong mp(AMP), xét ΔAMP có: 

nên G1G3­ // MP (theo định lí Thalès đảo).

Mà MP ⊂ (BCD) nên G1G3­ // (BCD).

Chứng minh tương tự ta cũng có: 

nên G2G3 // NP (theo định lí Thalès đảo).

Mà NP ⊂ (BCD) nên G2G3­ // (BCD).

Ta có: G1G3­ // (BCD);

 G2G3­ // (BCD);

 G1G3, G2G3 cắt nhau tại G3 và cùng nằm trong mp(G1G2G3).

Do đó (G1G2G3) // (BCD).

b) Xác định giao tuyến của mặt phẳng (G1G2G3) với mặt phẳng (ABD).

Ta có hình vẽ sau:câu a bài 3 trang 109 Toán 11 tập 1 SGK Cánh Diều

Ta có: B, D cùng thuộc hai mặt phẳng (ABD) và (BCD) nên (ABD) ∩ (BCD) = BD.

Giả sử (ABD) ∩ (G1G2G3) = d.

Ta có: (G1G2G3) // (BCD);

 (ABD) ∩ (BCD) = BD;

 (ABD) ∩ (G1G2G3) = d.

⇒ d // BD.

Mà G3 ∈ (ABD) và G3 ∈ (G1G2G3) nên G là giao điểm của (G1G2G3) và (ABD).

Do đó giao tuyến d của hai mặt phẳng (G1G2G3) và (ABD) đi qua điểm G3 và song song với BD, cắt AB, AD lần lượt tại I và K.

Vậy (G1G2G3) ∩ (ABD) = IK.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác