Chi tiết lời giải Hóa 12 trang 25 Chân trời sáng tạo SGK bài 5: Tinh bột và Cellulose cực dễ hiểu để các em tham khảo giải bài tập SGK Hóa 12 Chân trời sáng tạo nhanh, chính xác và đạt kết quả cao.
Hóa 12 trang 25 Chân trời sáng tạo: Thảo luận 2
Nguyên nhân amylopectin có mạch phân nhánh?
Lời giải:
Tinh bột là polysaccharide, gồm amylose và amylopectin. Tinh bột có công thức phân tử là (C6H10O5)n.
Amylopectin: tạo bởi nhiều đơn vị a-glucose, nối với nhau qua liên kết a-l,4-glycoside, tạo thành các đoạn mạch. Do có thêm liên kết a-1,6-glycoside nối giữa các đoạn mạch nên amylopectin có mạch phân nhánh.
Như vậy:
Trong phân tử amylopectin, ngoài liên kết a-l,4-glycoside còn có thêm liên kết a-1,6-glycoside nối giữa các đoạn mạch nên amylopectin có mạch phân nhánh.
Hóa 12 trang 25 Chân trời sáng tạo: Vận dụng
Hãy tìm hiểu và cho biết tinh bột trong gạo tẻ hay gạo nếp chứa lượng amylopectin nhiều hơn?
Lời giải:
Trong mỗi hạt tinh bột, amylopectin là vỏ bọc nhân amylose. Amylose tan được trong nước còn amylopectin hầu như không tan, trong nước nóng amylopectin trương lên tạo thành hồ. Tính chất này quyết định đến tính dẻo của hạt có tinh bột.
Trong mỗi hạt tinh bột, lượng amylopectin chiếm 80%, amylose chiếm khoảng 20% nên cơm gạo tẻ, ngô tẻ, bánh mì thường có độ dẻo bình thường. Tinh bột trong gạo nếp, ngô nếp chứa lượng amylopectin rất cao, khoảng 90% làm cho cơm nếp, xôi nếp,… rất dẻo, dẻo đến mức dính.
Như vậy:
Tinh bột trong gạo nếp chứa lượng amylopectin nhiều hơn.
Trên đây KhoiA.Vn đã hướng dẫn các em Giải Hóa 12 trang 25 Chân trời Sáng tạo. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.
• Xem thêm giải bài tập Hóa 12 Chân trời sáng tạo
Giải Hóa 12 trang 24 Chân trời Sáng tạo
Giải Hóa 12 trang 25 Chân trời Sáng tạo
Giải Hóa 12 trang 26 Chân trời Sáng tạo
Giải Hóa 12 trang 27 Chân trời Sáng tạo