Chi tiết lời giải Hóa 10 trang 84 Chân trời sáng tạo bài 13: Enthalpy tạo thành và biến thiên Enthalpy của phản ứng hóa học cực dễ hiểu để các em tham khảo giải bài tập SGK Hóa 10 Chân trời sáng tạo nhanh, chính xác và đạt kết quả cao hơn.
Giải Hóa 10 trang 84 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 8
Phân biệt enthalpy tạo thành của một chất và biến thiên enthalpy của phản ứng. Lấy ví dụ minh họa
Lời giải:
Enthalpy tạo thành của một chất |
Enthalpy của phản ứng |
- Chỉ tạo thành 1 mol chất. - Các chất tham gia phải ở dạng đơn chất bền nhất. |
- Sản phẩm có thể là 1 hay nhiều chất. - Các chất tham gia có thể ở dạng đơn chất hoặc hợp chất. |
Ví dụ: C (graphite) + O2(g) –to→ CO2 ∆fHo298(CO2, g) = -393,50 kJ/mol Carbon dạng graphite, oxygen dạng phân tử khí là các dạng đơn chất bền nhất của carbon và oxygen. |
Ví dụ: C2H5OH(l) + 3O2(g) –to→ 2CO2(g) + 3H2O(l) ∆rHo298 = -1366,89 kJ |
Giải Hóa 10 trang 84 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 9
Cho phản ứng sau:
S(s) + O2(g) SO2(g)
∆fHo298(SO2, g) = -296,80 kJ/mol
Cho biết ý nghĩa của giá trị ∆fHo298(SO2, g)
Lời giải:
∆fHo298(SO2, g) = -296,80 kJ/mol là lượng nhiệt tỏa ra khi tạo ra 1 mol SO2(g) từ các đơn chất ở trạng thái bền ở điều kiện chuẩn (sulfur ở trạng thái rắn, oxygen dạng phân tử khí chính là các dạng đơn chất bền nhất của sulfur và oxygen).
Giải Hóa 10 trang 84 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 10
Hợp chất SO2(g) bền hơn hay kém bền hơn về mặt năng lượng so với các đơn chất bền S(s) và O2(g)
Lời giải:
Ta có: ∆fHo298(SO2, g) = -296,80 kJ/mol < 0
⇒ Hợp chất SO2(g) bền hơn về mặt năng lượng so với các đơn chất bền S(s) và O2(g).
Giải Hóa 10 trang 84 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 11
Từ Bảng 13.1 hãy liệt kê các phản ứng có enthalpy tạo thành dương (lấy nhiệt từ môi trường)
Lời giải:
Các phản ứng có enthalpy tạo thành dương (lấy nhiệt từ môi trường):
Phản ứng tạo thành các chất: C2H2(g), C2H4(g), C6H6(l), CS2(aq), HI(g), N2O(g), N2O4(g), NO(g), NO2(g).
Giải Hóa 10 trang 84 Chân trời sáng tạo: Luyện tập
Em hãy xác định enthalpy tạo thành theo đơn vị (kcal) của các chất sau: Fe2O3(s), NO(g), H2O(g), C2H5OH(l). Cho biết 1J = 0,239 cal
Lời giải:
1J = 0,239 cal
⇒ 1 kJ = 0,239 kcal
∆fHo298(Fe2O3, s) = -825,50 kJ/mol = -825,50 . 0,239 kcal/mol = -197,29 kcal/mol
∆fHo298(NO, g) = +90,29 kJ/mol = +21,58 kcal/mol
∆fHo298(H2O, g) = -241,82 kJ/mol = -57,79 kcal/mol
∆fHo298(C2H5OH, l) = -277,63 kJ/mol = -66,35 kcal/mol
Trên đây KhoiA.Vn đã hướng dẫn các em Giải Hóa 10 trang 84 Chân trời Sáng tạo SGK bài 13: Enthalpy tạo thành và biến thiên Enthalpy. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.
• Xem thêm giải bài tập Hóa 10 Chân trời sáng tạo
Giải Hóa 10 trang 80 Chân trời Sáng tạo
Giải Hóa 10 trang 81 Chân trời Sáng tạo
Giải Hóa 10 trang 82 Chân trời Sáng tạo
Giải Hóa 10 trang 83 Chân trời Sáng tạo
Giải Hóa 10 trang 84 Chân trời Sáng tạo
Giải Hóa 10 trang 85 Chân trời Sáng tạo