Bài viết liên quan

Giải Hóa 10 trang 47 Chân trời Sáng tạo

08:49:0220/06/2024

Chi tiết lời giải Hóa 10 trang 47 Chân trời sáng tạo bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì và nhóm cực dễ hiểu để các em tham khảo giải bài tập SGK Hóa 10 Chân trời sáng tạo nhanh, chính xác và đạt kết quả cao hơn.

Giải Hóa 10 trang 47 Chân trời sáng tạo: Câu hỏi 8

Quan sát bảng 6.2, hãy liên hệ xu hướng biến đổi tính acid tính base của oxide và hydroxide tương ứng với tính kim loại, phi kim của các nguyên tố trong chu kì.

Tính acid base của oxide và hydroxide

Trả lời Câu hỏi 8 trang 47 Hóa 10:

Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính base của oxide và hydroxide tương ứng giảm dần, tính acid của chúng tăng dần.

Giải Hóa 10 trang 47 Chân trời sáng tạo: Luyện tập

Dựa vào xu hướng biến đổi tính acid - base của oxide và hydroxide tương ứng của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy sắp xếp các hợp chất sau đây theo chiều giảm dần tính acid của chúng: H2SiO3, HClO4, H2SO4, H3PO4

Trả lời luyện tập trang 47 Hóa 10:

Trong cùng 1 chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính acid của hydroxide tương ứng của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn tăng dần.

⇒ Sắp xếp theo chiều giảm dần tính acid: HClO4 > H2SO4 > H3PO4 > H2SiO3.

Giải Hóa 10 trang 47 Chân trời sáng tạo: Vận dụng

Aspartame là một chất làm ngọt nhân tạo, được sử dụng trong một số loại soda dành cho người ăn kiêng. Xác định vị trí của các nguyên tố tạo nên aspartame trong bảng tuần hoàn. Trong số các nguyên tố đó, nguyên tố nào có tính phi kim mạnh nhất?

Trả lời vận dụng trang 47 Hóa 10:

Các nguyên tố có trong phân tử aspartame gồm: C (Z = 6), H (Z = 1), N (Z = 7), O (Z = 8)

Dựa vào bảng tuần hoàn ta xác định được:

C (Z = 6) thuộc ô số 6, nhóm IVA, chu kì 2;

H (Z = 1) thuộc ô số 1 nhóm IA, chu kì 1;

N (Z = 7) thuộc ô số 7, nhóm VA, chu kì 2;

O (Z = 8) thuộc ô số 8, nhóm VIA, chu kì 2;

Các nguyên tố C (Z = 6), N (Z = 7), O (Z = 8) đều thuộc chu kì 2.

Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính phi kim tăng dần.

Bên cạnh đó H có tính phi kim yếu.

⇒ O có tính phi kim mạnh nhất

Bài tập 1 trang 47 Hoá 10 Chân trời sáng tạo:

Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có bán kính nhỏ nhất?

A. Si (Z = 14)

B. P (Z = 15)

C. Ge (Z = 32)

D. As (Z = 33)

Giải bài tập 1 trang 47 Hoá 10 Chân trời sáng tạo:

- Chọn đáp án: B. P (Z = 15)

Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử giảm dần.

Trong một nhóm, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử tăng dần.

Si (Z = 14), P (Z = 15) cùng thuộc chu kì 3.

⇒ Bán kính: Si > P (1) 

Si (Z = 14), Ge (Z = 32) cùng thuộc nhóm IVA

⇒ Bán kính: Ge > Si (2)

Từ (1), (2) ⇒ Ge > Si > P

P (Z = 15), As (Z = 33) cùng thuộc nhóm VA

⇒ Bán kính: As > P

Vậy bán kính của P (Z = 15) là nhỏ nhất.

Trên đây KhoiA.Vn đã hướng dẫn các em Giải Hóa 10 trang 47 Chân trời Sáng tạo nội dung bài 6: Xu hướng biến đổi một số tính chất của nguyên tử các nguyên tố, thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì và nhómNếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.

• Xem thêm giải bài tập Hóa 10 Chân trời sáng tạo

Giải Hóa 10 trang 43 Chân trời Sáng tạo

Giải Hóa 10 trang 44 Chân trời Sáng tạo

Giải Hóa 10 trang 45 Chân trời Sáng tạo

Giải Hóa 10 trang 46 Chân trời Sáng tạo

Giải Hóa 10 trang 47 Chân trời Sáng tạo

Giải Hóa 10 trang 48 Chân trời Sáng tạo

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác