Bài viết liên quan

Bài tập vận dụng Định luật Ôm: Giải bài tập 1, 2, 3 trang 17, 18 SGK Vật lí 9 (Vật lí 9 bài 6)

10:39:0313/07/2019

Bài tập vận dụng Định luật ôm là một trong những dạng bài tập phổ biến về mạch điện. Vì vậy, các em cần nắm vững nội dung lý thuyết trong các bài học trước mới có thể bắt tay vào giải các bài tập này.

Để giải các Bài tập vận dụng định luật Ôm, các em cần nắm chắc nội dung Định luật Ôm, công thức, cách tính Cường độ dòng điện (I), Hiệu điện thế (U) và Điện trở tương đương (R) trong các đoạn mạch mắc nối tiếp và đoạn mạch mắc song song.

I. Lý thuyết về Định luật ôm cần nhớ

1. Phát biểu, công thức cách tính định luật ôm

• Nội dung Định luật ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây, tỉ lệ nghịch với điện trở của dây.

 Hệ thức (công thức) định luật ôm: 

- Trong đó:

 U: Hiệu điện thế, đơn vị là Vôn, ký hiệu (V).

 I: Cường độ dòng điện, đơn vị là ampe, ký hiệu (A).

 R: Điện trở, đơn vị là ôm, ký hiệu (Ω)

Các công thức rút ra từ công thức định luật ôm:

- Công thức tính Hiệu điện thế: 

- Công thức tính điện trở: 

2. Vận dụng định luật ôm cho đoạn mạch nối tiếp

 Đối với đoạn mạch có n điện trở mắc nối tiếp:

 - Cường độ dòng điện: I = I1 = I2 = ... = In

 - Hiệu điện thế: U = U1 + U2 + ... + Un

 - Điện trở tương đương: R = R = R1 + R2 + ... + Rn

3. Vận dụng định luật ôm cho đoạn mạch song song

 Đối với đoạn mạch có n điện trở mắc song song:

 - Cường độ dòng điện: I = I1 + I2 + ... + In

 - Hiệu điện thế: U = U1 = U2 = ... = Un

 - Điện trở tương đương:

II. Một số dạng Bài tập vận dụng định luật Ôm

¤ Dạng 1: Định luật ôm cho đoạn mạch mắc nối tiếp

* Phương pháp giải: Áp dụng định luật ôm cho đoạn mạch nối tiếp.

* Bài 1 trang 17 SGK Vật lý 9: cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.1, trong đó R1 = 5 Ω. Khi K đóng, vôn kế chỉ 6 V, ampe kế chỉ 0,5 A.

Mạch điện mắc nối tiếpa) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch.

b) Tính điện trở R2.

> Lời giải:

° Cách 1:

a) Áp dụng định luật Ôm, ta tính được điện trở tương đương của đoạn mạch:

 

b) Vì đoạn mạch gồm hai điện trở ghép nối tiếp nên ta có:

 R = R1 + R2 ⇒ R2 = R - R1 = 12 - 5 = 7 (Ω).

° Cách 2: Áp dụng cho câu b).

- Trong đoạn mạch nối tiếp, cường độ dòng điện có giá trị như nhau tại mọi điểm.

 I = I1 = I2 = 0,5 (A).

⇒ hiệu điện thế giữa hai đầu R1 là: U1 = I1.R1 = 0,5.5 = 2,5V

UAB = U1 + U2 = 6V ⇒ U2 = 6 – 2,5 = 3,5 (V).

⇒ 

¤ Dạng 2: Định luật ôm cho đoạn mạch mắc song song

* Phương pháp giải: Áp dụng định luật ôm cho đoạn mạch song song.

* Bài 2 trang 17 SGK Vật lý 9: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.2, trong đó R1 = 10 Ω, ampe kế A1 chỉ 1,2 A, ampe kế A chỉ 1,8 A.Mạch điện mắc song songa) Tính hiệu điện thế UAB của đoạn mạch.

b) Tính điện trở R2.

> Lời giải:

a) Vì mạch gồm hai điện trở R1 và R2 ghép song song với nhau và song song với nguồn nên:

 UAB = U2 = U1 = R1.I1 = 10.1,2 = 12 (V).

b) Cường độ dòng điện chạy qua R2 là I2 = I - I1 = 1,8 - 1,2 = 0,6 (A).

⇒ Điện trở R2:

° Cách 2: Áp dụng cho câu b).

- Theo câu a, ta tìm được UAB = 12 (V).

⇒ Điện trở tương đương của đoạn mạch là:

 

- Mặt khác ta có: 

  

¤ Dạng 3: Định luật ôm cho đoạn mạch mắc hỗn hợp (nối tiếp + song song)

* Phương pháp giải: Phân tích bài toán đoạn nào mạch mắc nối tiếp để áp dụng định luật ôm cho đoạn mạch mắc nối tiếp, đoạn nào mạch mắc song song để áp dụng Định luật ôm cho mạch mắc song song.

* Bài 3 trang 18 SGK Vật lý 9: Cho mạch điện có sơ đồ như hình 6.3 (hình dưới), trong đó R1 = 15 Ω, R2 = R3 = 30 Ω, UAB = 12 V.
Mạch điện mắc hỗn hợp
a) Tính điện trở tương đương của đoạn mạch AB.

b) Tính cường độ dòng điện qua mỗi điện trở.

> Lời giải:

° Cách 1:

a) Nhận xét: Đoạn mạch gồm hai đoạn mạch con AM (chỉ gồm R1) ghép nối tiếp với MB (gồm R// R3).

- Điện trở tương đương của đoạn mạch là:

 

- Với 

- Nên có:

b) Cường độ dòng điện qua điện trở R1 chính là cường độ dòng điện qua mạch chính:

- Hiệu điện thế giữa hai đầu dây điện trở R1 là:

 U1 = R1.I1 = 15.0,4 = 6 (V).

- Hiệu điện thế giữa hai đầu dây điện trở R2 và R3 là:

 U2 = U3 = UMB = UAB – UAM = 12 – 6 = 6 (V).

- Vì R2 = R3 nên cường độ dòng điện qua R2 và R3 là:

 

° Cách 2: Áp dụng cho câu b (có sử dụng kết quả câu a)

- Vì R1 ghép nối tiếp với đoạn mạch RMB nên ta có:

 

 

 (vì MB chứa R2 // R3 nên UMB = U2 = U3).

- Mà U1 + UMB = UAB ⇒

⇒ Cường độ dòng điện qua các điện trở là:

 

 ;

  

hoặc I3 = I1 - I2 = 0,4 - 0,2 = 0,2 (A).

Trên đây KhoiA.Vn đã hướng dẫn các em cách giải một số Bài tập vận dụng Định luật Ôm: Giải bài tập 1, 2, 3 trang 17, 18 SGK Vật lí 9 trong nội dung bài học 6. Hy vọng bài viết giúp các em hiểu rõ hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, chúc các em thành công.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác