Bài tập Ước và Bội cơ bản - Toán 6 bài 13 tập 1

00:10:1830/09/2021

Ước là gì? Bội là gì? cách tìm ước và bội như thế nào là nội dung các em đã được tìm hiểu ở bài viết trước. Sau đây chúng ta sẽ vận dụng các kiến thức đã học này vào phần giải bài tập.

Bài tập về ước và bội cơ bản gồm hai dạng là tìm và viết tập hợp các ước, tập hợp các bội của một số cho trước, hay viết tất cả các số là bội hoặc ước của một số cho trước và thỏa mãn điều kiện cho trước.

* Bài 111 trang 44 sgk Toán 6 Tập 1: a) Tìm các bội của 4 trong các số 8; 14; 20; 25.

b) Viết tập hợp các bội của 4 nhỏ hơn 30.

c) Viết dạng tổng quát các số là bội của 4.

> Lời giải:

a) Trong các số 8; 14; 20; 25 chỉ có 8 và 20 chia hết cho 4.

⇒ Vậy bội của 4 là 8; 20.

b) Các số chia hết cho 4 mà nhỏ hơn 30 là 0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28.

⇒ Vậy tập hợp bội của 4 nhỏ hơn 30 là B = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28}.

c) Các số tự nhiên chia hết cho 4 đều có dạng 4.k (k ∈ N).

* Bài 112 trang 44 sgk Toán 6 Tập 1: Tìm các ước của 4, của 6, của 9, của 13 và của 1.

> Lời giải:

a) Lần lượt chia 4 cho 1 ,2 ,3 , 4 ta thấy 4 chia hết cho 1, 2, 4

⇒ Vậy Ư(4) = {1, 2, 4}

b) Lần lượt chia 6 cho 1, 2, 3, 4, 5, 6 ta thấy 6 chia hết 1, 2, 3, 6.

⇒ Vậy Ư(6) = {1, 2, 3, 6}.

c) Lần lượt chia 9 cho 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 ta thấy 9 chia hết cho 1, 3, 9

⇒ Vậy Ư(9) = {1; 3; 9}.

d) Lần lượt chia 13 cho 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13. ta thấy 13 chia hết cho 1 và 13.

⇒ Vậy Ư(13) = {1; 13}.

e) Ư(1) = 1.

* Bài 113 trang 44 sgk Toán 6 Tập 1: Tìm các số tự nhiên x sao cho:

a) x ∈ B(12) và 20 ≤ x ≤ 50

b) x ⋮ 15 và 0 < x ≤ 40

c) x ∈ Ư(20) và x > 8

d) 16 ⋮ x

> Lời giải:

a) x ∈ B(12) và 20 ≤ x ≤ 50.

- Nhân 12 lần lượt với 0; 1; 2; 3; 4; 5;... ta được B(12) = {0; 12; 24; 36; 48; 60;...}.

- Vì x ∈ B(12) và 20 ≤ x ≤ 50 nên x ∈ {24; 36; 48}.

b) x ⋮ 15 và 0 < x ≤ 40

- Nhân 15 lần lượt với 0; 1; 2; 3; 4; 5;... ta được B(15) = {0; 15; 30; 45; 60; 75;...}.

- Vì x ⋮ 15 nên x ∈ B(15), 0 < x ≤ 40 nên x ∈ {15; 30}.

c) x ∈ Ư(20) và x > 8

- Lần lượt chia 20 cho 1, 2, 3, 4, 5, 6, ..., 20 ta thấy 20 chia hết cho 1, 2, 4, 5, 10, 20.

⇒ Vậy Ư(20) = {1; 2; 4; 5; 10; 20}.

- Vì x ∈ Ư(20) và x > 8 nên x ∈ {10; 20}

d) 16 ⋮ x nên x ∈ Ư (16).

- Lần lượt chia 16 cho các số tự nhiên từ 1, 2, 3, 4, 5, ..., 16 ta thấy 16 chia hết cho 1; 2; 4; 8; 16.

⇒ Vậy x ∈ {1; 2; 4; 8; 16}.

* Bài 114 trang 44 sgk Toán 6 Tập 1: Có 36 học sinh vui chơi. Các bạn đó muốn chia đều 36 người vào các nhóm. Trong các cách chia sau, cách nào thực hiện được? Hãy điền vào ô trống trong trường hợp chia đươc.

Cách chia Số nhóm Số người ở mỗi nhóm
Thứ nhất 4  
Thứ hai   6
Thứ ba 8  
Thứ tư 12  

> Lời giải:

- Ta có: Số người chơi = (số nhóm) x (số người mỗi nhóm).

- Có 36 người chơi nên số nhóm hoặc số người mỗi nhóm phải là ước của 36.

- Dựa vào bảng ta thấy 4, 6, 12 đều là ước của 36;

⇒ Cách chia thứ nhất, thứ 2 và thứ tư thực hiện được

 Vì 8 không phải ước của 36 nên cách chia thứ ba không thực hiện được.

- Ta có bảng sau:

Cách chia Số nhóm Số người ở mỗi nhóm
Thứ nhất  4  9
Thứ hai  6  6
Thứ ba  8  Không thực hiện được  
Thứ tư  12  3  

Trên đây là phần bài tập về Ước và Bội, hy vọng cùng với nội dung lý thuyết ở bài viết trước đã hoàn thành khối kiến thức hoàn chỉnh về Ước và Bội giúp các em hiểu rõ hơn. KhoiA.Vn chúc các em thành công.

 

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác