Các em đã hiểu khái niệm thế nào là số nguyên tố, thế nào là hợp số ở bài viết trước, bài này chúng ta sẽ vận dụng vào giải các bài tập cụ thể.
Bài tập về số nguyên tố và hợp số có một số dạng cơ bản như: Xác định một số là số nguyên tố hay hợp số; Tổng hiệu của các số là số nguyên tố hay hợp số.
* Bài 115 trang 47 sgk Toán 6 Tập 1: Các số sau là số nguyên tố hay hợp số?
312; 213; 435; 417; 3311; 67.
> Lời giải:
• Phương pháp kiểm tra một số a là số nguyên tố: Chia lần lượt a cho các số nguyên tố (2; 3; 5; 7; 11; 13;..) mà bình phương không vượt quá a.
- Ta thấy: 312 chia hết cho 2 nên không phải số nguyên tố.
- Ta thấy: 213 có 2 + 1 + 3 = 6 nên chia hết cho 3. Do đó 213 không phải số nguyên tố.
- Ta thấy: 435 chia hết cho 5 nên không phải số nguyên tố.
- Ta thấy: 417 chia hết cho 3 nên không phải số nguyên tố.
– 3311 chia hết cho 11 nên không phải số nguyên tố.
- Ta thấy: 67 không chia hết cho 2; 3; 5; 7 nên 67 là số nguyên tố. (chỉ chia đến 7 vì các số nguyên tố khác lớn hơn 7 thì bình phương của chúng lớn hơn 67).
* Bài 116 trang 47 sgk Toán 6 Tập 1: Gọi P là tập hơp các số nguyên tố. Điền kí hiệu ∈ , ∉ hoặc ⊂ vào ô trống cho đúng:
83 [] P; 91 [] P;
15 [] N; P [] N;
> Lời giải:
+ Ta có:
83 [∈] P; 91 [∉] P;
15 [∈] N; P [⊂] N;
+ Vì:
83 không chia hết cho 2; 3; 5; 7 nên 83 là số nguyên tố. Do đó 83 ∈ P.
91 chia hết cho 7 nên 91 không phải số nguyên tố. Do đó 91 ∉ P.
15 là số tự nhiên nên 15 ∈ N.
Các số nguyên tố đều là số tự nhiên nên P ⊂ N.
* Bài 117 trang 47 sgk Toán 6 Tập 1: Dùng bảng nguyên tố ở cuối sách tìm các số nguyên tố trong các số sau:
117; 131; 313; 469; 647.
> Lời giải:
Tra bảng số nguyên tố trang 128 SGK Toán 6 tập 1, ta được:
- Các số 131; 313; 647 là số nguyên tố.
(117 và 469 là hợp số)
* Bài 118 trang 47 sgk Toán 6 Tập 1: Tổng (hiệu) sau là số nguyên tố hay hợp số?
a) 3.4.5 + 6.7
b) 7.9.11.13 - 2.3.4.7
c) 3.5.7 + 11.13.17
d) 16 354 + 67 541
> Lời giải:
a) Ta có: (3.4.5) ⋮ 2 (vì 3.4.5 = 3.2.2.5 chia hết cho 2).
6.7 ⋮ 2 (vì 6.7 = 2.3.7 chia hết cho 2).
→ Vậy (3.4.5 + 6.7) ⋮ 2 nên (3.4.5 + 6.7) là hợp số.
b) 7.9.11.13 - 2.3.4.7
- Ta có: 7.9.11.13 ⋮ 7 và 2.3.4.7 ⋮ 7 ⇒ (7.9.11.13 – 2.3.4.7) ⋮ 7.
→ Vậy (7.9.11.13 – 2.3.4.7) là hợp số.
c) 3.5.7 + 11.13.17
- Ta có: 3.5.7 + 11.13.17 = 2536 ⋮ 2
→ Vậy 2536 là hợp số hay 3.5.7 + 11.13.17 là hợp số.
d) 16 354 + 67 541
- Ta có: 16354 + 67541 = 83895 tận cùng bằng 5 nên chia hết cho 5.
→ Vậy (16354 + 67541) là hợp số.
* Bài 119 trang 47 sgk Toán 6 Tập 1: Thay chữ số vào dấu * để được hợp số:
> Lời giải:
Tra bảng các số nguyên tố ta có 11, 13, 17, 19, 31, 37 là các số nguyên tố.
– Các hợp số có dạng là 10 ; 12 ; 14 ; 15 ; 16 ; 18.
– Các hợp số có dạng là: 30; 32; 33 ; 34 ; 35 ; 36 ; 38 ; 39.
Trên đây là phần bài tập về Số nguyên tố và Hợp số, hy vọng bài viết này cùng với bài viết về lý thuyết số nguyên tố và hợp số trước hoàn thành khối kiến thức đầy đủ giúp các em hiểu bài tốt hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.