Bài 4.15 trang 83 SGK Toán 11 tập 1 Kết nối tri thức

06:16:3308/10/2023

Cách giải Bài 4.15 trang 83 Toán 11 tập 1 Kết nối tri thức - SGK đầy đủ dễ hiểu nhất

Bài 4.15 trang 83 Toán 11 Kết nối tri thức tập 1:

(Đố vui) Khi hai cánh cửa sổ hình chữ nhật được mở, dù ở vị trí nào, thì hai mép ngoài của chúng luôn song song với nhau (H.4.29). Hãy giải thích tại sao.

Nếu hai cánh cửa sổ có dạng hình thang như Hình 4.30 thì có vị trí nào của hai cánh cửa để hai mép ngoài của chúng song song với nhau hay không?

Bài 4.15 trang 83 Toán 11 Kết nối tri thức tập 1

Giải bài 4.15 trang 83 Toán 11 Kết nối tri thức tập 1:

• Mỗi cánh cửa ở Hình 4.29 đều có dạng hình chữ nhật nên các cạnh đối diện của mỗi cánh cửa song song với nhau.

Khi đó ta có a // b và c // d.

Lại có các đường thẳng a và d là đường thẳng giao tuyến giữa khung cửa và cánh cửa nên a // d.

Vì vậy, bốn đường thẳng a, b, c, d luôn đôi một song song với nhau.

Vậy khi hai cánh cửa sổ hình chữ nhật được mở, dù ở vị trí nào, thì hai mép ngoài của chúng luôn song song với nhau.

• Nếu hai cánh cửa sổ có dạng hình thang như Hình 4.30 thì không có vị trí nào của hai cánh cửa để hai mép ngoài của chúng song song với nhau.

Thật vậy, giả sử có một vị trí của hai cánh cửa mà hai mép ngoài của chúng song song với nhau. Gọi d là giao tuyến của hai mặt phẳng cánh cửa thì d song song với hai mép cửa.

Mặt khác d cũng song song với hai bản lề (vì hai mặt phẳng cánh cửa lần lượt “chứa” hai bản lề), suy ra hai mép cửa song song với bản lề.

Điều này mâu thuẫn với giả thiết ban đầu.

Vì vậy, không có hai vị trí nào của hai cánh cửa để hai mép ngoài của chúng song song với nhau.

Trên đây KhoiA.Vn đã viết nội dung bài 4.15 trang 83 Toán 11 tập 1 Kết nối tri thức và hướng dẫn cách giải bài 4.15 trang 83 Toán 11 Kết nối tri thức tập 1 SGK đầy đủ chính xác nhất. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.

• Xem hướng dẫn giải Toán 11 Trang 82, 83 Kết nối tri thức Tập 1

> Bài 4.9 trang 82 SGK Toán 11 tập 1 Kết nối tri thức: Trong không gian, cho ba đường thẳng a, b, c. Những mệnh đề nào sau đây là đúng?...

> Bài 4.10 trang 82 SGK Toán 11 tập 1 Kết nối tri thức: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình bình hành. Trong các cặp đường thẳng sau...

> Bài 4.11 trang 82 SGK Toán 11 tập 1 Kết nối tri thức: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình bình hành. Gọi M, N, P, Q lần lượt là...

> Bài 4.12 trang 82 SGK Toán 11 tập 1 Kết nối tri thức: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang (AB // CD). Gọi M, N lần lượt là...

> Bài 4.13 trang 82 SGK Toán 11 tập 1 Kết nối tri thức: Cho hình chóp S.ABCD có đáy ABCD là hình thang (AB // CD). Gọi M là trung điểm....

> Bài 4.14 trang 83 SGK Toán 11 tập 1 Kết nối tri thức: Cho tứ diện ABCD. Gọi M, N lần lượt là trung điểm của các cạnh BC, CD và P là một điểm ...

> Bài 4.15 trang 83 SGK Toán 11 tập 1 Kết nối tri thức: (Đố vui) Khi hai cánh cửa sổ hình chữ nhật được mở, dù ở vị trí nào, thì hai mép ngoài...

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác