Lý thuyết hàm số bậc nhất y = ax + b là phần kiến thức cơ sở giúp các em học tiếp thu tốt các hàm số bậc cao hơn như bậc 2, bậc 3 sau này. Chính vì vậy, đây là khối kiến thức các em cần phải nắm vững.
Nội dung bài viết tổng hợp Tổng hợp kiến thức lý thuyết hàm số bậc nhất y = ax + b sẽ giúp các em nắm được các ý cốt lõi, qua đó dễ dàng ghi nhớ và vận dụng vào các bài tập cụ thể.
I. Khái niệm hàm số
1. Khái niệm hàm số
• Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng thay đổi x sao cho với mỗi giá trị của x, ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x, x được gọi là biến số.
• Hàm số có thể cho bằng bảng hoặc công thức.
• Khi x thay đổi mà y luôn nhận một giá trị không đổi thì hàm số y được gọi là hàm hằng.
2. Đồ thị hàm số
- Đồ thị của hàm số y = f(x) là tập hợp tất cả các điểm biểu diễn các cặp giá trị tương ứng (x; f(x)) trên mặt phẳng tọa độ Oxy.
3. Hàm số đồng biến, nghịch biến.
Cho hàm số y = f(x) xác định trên tập số thực R Với x1, x2 ∈ R ta có:
• Nếu x1 < x2 mà f(x1) < f(x2) thì hàm số đồng biến.
• Nếu x1 < x2 mà f(x1) > f(x2) thì hàm số nghịch biến.
II. Hàm số bậc nhất. Đồ thị hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0)
1. Hàm số bậc nhất là gì?
• Định nghĩa: Hàm số bậc nhất là hàm số được cho bởi công thức y = ax + b trong đó a, b là các số cho trước và a ≠ 0
• Đặc biệt, khi b = 0 thì hàm số bậc nhất trở thành hàm số y = ax , biểu thị tương quan tỉ lệ thuận giữa y và x.
2. Tính chất của hàm số bậc nhất
Hàm số bậc nhất y = ax + b xác định với mọi giá trị x ∈ R và có tính chất:
a) Đồng biến trên R, khi a > 0.
b) Nghịch biến trên R, khi a < 0.
3. Đồ thị hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0) .
• Đồ thị hàm số y = ax (a ≠ 0) là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ mà ta gọi là đường thẳng y = ax. Đường thẳng y = ax nằm ở góc phần tư thứ I và thứ III khi a > 0 ; nằm ở góc phần tư thứ II và thứ IV khi a < 0 .
• Đồ thị hàm số y = ax + b (a ≠ 0) là một đường thẳng:
- Cắt trục tung tại điểm có tung độ bằng b.
- Song song với đường thẳng y = ax nếu b ≠ 0 , và trùng với đường thẳng y = ax nếu b = 0
4. Cách vẽ đồ thị hàm số bậc nhất y = ax + b (a ≠ 0).
- Bước 1: Cho x = 0 thì y = b , ta được điểm P(0; b) thuộc trục tung Oy.
Cho y = 0 thì x = -b/a ta được điểm Q(-b/a; 0) thuộc trục hoành
- Bước 2: Vẽ đường thẳng đi qua hai điểm P và Q ta được đồ thị hàm số y = ax + b (a ≠ 0) .
III. Đường thẳng song song và đường thẳng cắt nhau. Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0).
1. Đường thẳng song song, đường thẳng cắt nhau.
Cho hai đường thẳng (d1): y = ax + b (a ≠ 0); (d2): y = a'x + b' (a' ≠ 0)
•
•
• (d1) cắt (d2) ⇔ a ≠ a'
• Khi a ≠ 0 và b = b' thì hai đường thẳng có cùng tung độ gốc, do đó chúng cắt nhau tại 1 điểm trên trục tung có tung độ là b.
2. Hệ số góc của đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0)
• Cho đường thẳng y = ax + b (a ≠ 0) thì a được gọi là hệ số góc của đường thẳng.
• Tính chất của hệ số góc a:
- Khi a > 0 thì góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox là góc nhọn. Hệ số a càng lớn thì góc càng lớn nhưng vẫn nhỏ hơn 90°.
- Khi a < 0 thì góc tạo bởi đường thẳng y = ax + b và trục Ox là góc tù. Hệ số a càng lớn thì góc càng lớn nhưng vẫn nhỏ hơn 180°.
3. Kiến thức bổ sung liên quan hệ số góc của đường thẳng
Cho hai đường thẳng (d1): y = ax + b (a ≠ 0); (d2): y = a'x + b' (a' ≠ 0) .
• (d1) ⊥ (d2) ⇔ a.a' = -1
• Nếu (d1) cắt (d2) thì hoành độ giao điểm là nghiệm của phương trình ax + b = a'x + b'
IV. Một số kiến thức mở rộng trong mặt phẳng Oxy
Trong mặt phẳng toạ độ, cho hai điểm A(xA; yA); B(xB; yB) ta có:
• Độ dài:
• Điểm M(x; y) là trung điểm của AB:
• Điểm A đối xứng với B qua trục hoành Ox:
• Điểm A đối xứng với B qua trục tung Oy:
• Điểm A đối xứng với B qua gốc O(0;0):
• Điểm A đối xứng với B qua đường thẳng y = x:
• Điểm A đối xứng với B qua đường thẳng y = -x:
Trên đây KhoiA.Vn đã tổng hợp kiến thức lý thuyết hàm số bậc nhất y = ax + b Toán 9 chương 3 tập 1. Hy vọng bài viết giúp các em hiểu rõ hơn. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết, chúc các em thành công.