Lý thuyết bài 2: Số thực, giá trị tuyệt đối của một số thực chương 2, SGK Toán 7 Chân trời sáng tạo Tập 1 về Thứ tự trong tập hợp các số thực, số đối và giá trị tuyệt đối của một số thực.
Thứ tự trong tập hợp các số thực, số đối và giá trị tuyệt đối của một số thực ra sao? bài viết này sẽ cho các bạn lời giải đáp.
– Ta gọi chung số hữu tỉ và số vô tỉ là số thực.
– Tập hợp số thực được kí hiệu ℝ.
– Mỗi số thực chỉ có một trong hai dạng biểu diễn thập phân sau:
+ Dạng thập phân hữu hạn hay vô hạn tuần hoàn nếu số đó là số hữu tỉ.
+ Dạng thập phân vô hạn không tuần hoàn nếu số đó là số vô tỉ.
– Trong tập hợp các số thực, ta cũng có các phép tính với các tính chất tương tự như các phép tính trong tập hợp các số hữu tỉ mà ta đã biết.
* Ví dụ: Ta có các số 5; –3 ; 0,14 ; ... là các số thực.
Ta viết 5 ∈ ℝ ; –3 ∈ ℝ ; 0,14 ∈ ℝ ; ...; π∈ ℝ ; …
* Chú ý: Trong các tập hợp đã học, tập hợp số thực là rộng lớn nhất bao gồm tất cả các số tự nhiên, số nguyên, số hữu tỉ và cả số vô tỉ.
– Các số thập phân vô hạn đều có thể so sánh tương tự như so sánh hai số thập phân hữu hạn, đó là so sánh phần số nguyên, rồi đến phần thập phân thứ nhất, phần thập phân thứ hai, …
– Ta có thể so sánh hai số thực bằng cách so sánh hai số thập phân (hữu hạn hoặc vô hạn) biểu diễn chúng.
Do vậy: Với hai số thực x, y bất kì, ta luôn có hoặc x < y hoặc x > y hoặc x = y.
* Chú ý: Với hai số thực dương a và b, ta có: Nếu a > b thì
* Ví dụ:
a) Số 5,(56) = 5,565656… < 5,566 (do phần thập phân thứ ba của hai số ta thấy 5 < 6).
b) = 1,73205… < 1,733 (do phần thập phân thứ ba của hai số ta thấy 2 < 3).
c) Ta có : 1,024 < 1,025 (do phần thập phân thứ ba của hai số ta thấy 4 < 5)
Suy ra: – 1,024 > – 1,025.
d) Do 9 > 8 nên ta có , tức là 3 >
– Trên trục số ta biểu diễn được số vô tỉ . Vì vậy, không phải mỗi điểm trên trục số đều biểu diễn một số hữu tỉ, nghĩa là các điểm biểu diễn số hữu tỉ không lấp đầy trục số.
Người ta chứng minh được rằng:
+ Mỗi số thực được biểu diễn bởi một điểm trên trục số
+ Ngược lại, mỗi điểm trên trục số biểu diễn một số thực.
Vì vậy, ta gọi trục số là trục số thực.
* Chú ý :
– Điểm biểu diễn số thực x trên trục số được gọi là điểm x.
– Nếu x < y thì trên trục số nằm ngang, điểm x ở bên trái điểm y.
* Ví dụ : = 1,414213562… < 1,5 vì vậy điểm nằm bên trái điểm 1,5 trên trục số nằm ngang.
Hai số thực có điểm biểu diễn trên trục số cách đều điểm gốc O và nằm về hai phía ngược nhau là hai số đối nhau, số này gọi là số đối của số kia.
Số đối của số thực x kí hiệu là –x. Ta có x + (– x) = 0.
* Ví dụ: Số đối của số là , số đối của là .
Giá trị tuyệt đối của một số thực x là khoảng cách từ điểm x đến điểm 0 trên trục số.
Giá trị tuyệt đối của một số thực x được kí hiệu là |x|.
* Nhận xét: Ta có
Vậy giá trị tuyệt đối của một số thực x luôn là số không âm: |x| ≥ 0 với mọi số thực x.
* Ví dụ: Tìm giá trị tuyệt đối của các số thực sau: –3,14; 41; –5; 1,(2); .
* Lời giải:
Giá trị tuyệt đối của –3,14 là 3,14 hay ta viết là |–3,14| = 3,14.
Giá trị tuyệt đối của 41 là 41 hay ta viết là |41| = 41.
Giá trị tuyệt đối của –5 là 5 hay ta viết là |–5| = 5.
Giá trị tuyệt đối của 1,(2) là 1,(2) hay ta viết là |1,(2)| = 1,(2).
Giá trị tuyệt đối của – là hay ta viết là |–| = .
Trên đây KhoiA.Vn đã trình bày nội dung lý thuyết Thứ tự trong tập hợp các số thực, số đối của một số thực và giá trị tuyệt đối của một số thực? Toán 7 bài 2 Chương 2 Chân trời Tập 1 chi tiết, đầy đủ nhất. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, chúc các em thành công.