So sánh tính chất hoá học của NHÔM (Al) và SẮT (Fe) luyện tập tính chất hoá học kim loại, hợp kim sắt - Hoá 9 bài 22

09:25:0217/12/2022

Hóa 9 bài 22: Luyện tập Kim loại; Tính chất hoá học của kim loại, dãy điện hoá kim loại; tính chất hoá học của nhôm và sắt có gì giống và khác nhau; hợp kim của sắt: Gang và thép.

Nội dung bài viết này của KhốiA.Vn sẽ cùng các bạn hệ thống lại tính chất hóa học của Kim loại, dãy điện hoá kim loại, tính chất hoá học của nhôm và sắt, hợp kim của thép,...

» Giải bài tập Hoá 9 bài 22: Giải bài 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 trang 69 SGK Hoá 9 bài 22

1. Tính chất vật lý của kim loại

- Kim loại có Tính dẻo; Tính dẫn điện; Tính dẫn nhiệt và Có ánh kim

2. Tính chất hoá học của kim loại

• Dãy hoạt động hoá học của kim loại:

K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au

- Mức độ hoạt động của kim loại giảm dần từ K tới Au (giảm từ trái quá phải).

Tính chất hoá học của kim loại

- Kim loại Tác dụng với phi kim

 3Fe + 2O2  Fe3O4

- Kim loại Tác dụng với axit

 Fe + 2HCl  → FeCl2 + H2

- Kim loại Tác dụng với dung dịch muối

  Zn + Cu(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Cu

- Kim loại Tác dụng với nước

  2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Ngoài ra một số kim loại như Al, Zn … có thể tác dụng với dung dịch kiềm.

3. Tính chất hoá học của kim loại nhôm và sắt có gì giống nhau và khác nhau?

• Tính chất hoá học GIỐNG nhau của nhôm và sắt

+ Nhôm, sắt có những tính chất hoá học của kim loại.

+ Nhôm, sắt đều không phản ứng với HN03 đặc, nguội và H2S04 đặc, nguội.

• Tính chất hoá học KHÁC nhau của nhôm và sắt

+ Nhôm có phản ứng với kiềm (sắt thì không):

 Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + H2

+ Khi tham gia phản ứng, nhôm tạo thành hợp chất trong đó nhôm chỉ có hoá trị (III), còn sắt tạo thành hợp chất, trong đó sắt có hoá trị (II) hoặc (III).

4. Hợp kim của sắt: thành phần, tính chất và sản xuất gang, thép.

Hợp kim của sắt: Gang và Thép Tính chất và cách sản xuất hợp kim của sắt: Gang, Thép

5. Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

a) Thế nào là ăn mòn kim loại?

Là sự phá hủy kim loại, hợp kim

Do tác dụng hóa học của môi trường

b) Yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại

Môi trường: Phụ thuộc vào thành phần môi trường mà kim loại tiếp xúc

* Ví dụ: Nước, khí oxi (không khí)

Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng tới quá trình ăn mòn.

Ở nhiệt độ cao bị ăn mòn nhanh hơn.

c) Những biện pháp bảo vệ kim loại không bị ăn mòn

Ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường:

Phun sơn, bôi dầu mỡ ... lên bề mặt,.... Các chất này bền, bám chắc vào bề mặt của kim loại, ngăn không cho kim loại tiếp xúc với môi trường (không khí, hơi nước....)

Để nơi khô ráo, lau chùi sạch sẽ khi sử dụng sau: lau bếp dầu, bếp ga,... rửa sạch sẽ dụng cụ lao đồng và tra dầu mỡ sẽ làm cho kim loại bị ăn mòn chậm hơn.

Chế tạo hợp kim ít ăn mòn

Người ta sản xuất một số hợp kim ít bị ăn mòn.

* Ví dụ: Như cho thêm vào một số kim loại như crom, niken cũng làm tăng độ bền của thép với môi trường.

Trên đây Khối A đã cùng các em Luyện tập về Kim loại; Tính chất hóa học Kim loại, nhôm sắt và hợp kim của sắt Hóa 9 bài 22. Hy vọng bài viết giúp các em hiểu rõ hơn khối kiến thức này. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại bình luận dưới bài viết nhé, KhốiA.Vn chúc các em thành công.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác