Saccarozơ là loại đường phổ biến có trong nhiều loại thực vật, saccarozơ cũng là nguyên liệu pha chế thuốc, nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm.
Bài này KhoiA.Vn sẽ giới thiệu với các em về Saccarozơ: Tính chất vật lý, tính chất hóa học, trạng thái tự nhiên và các ứng dụng của Saccarozơ.
Công thức phân tử của Saccarozơ: C12H22O11
I. Trạng thái tự nhiên của Saccarozơ
- Saccarozơ có trong nhiều loại thực vật như: mía, củ cải đường, thốt nốt,...
Saccarozơ có nhiều trong mía củ cải đường và thốt nốt
II. Tính chất vật lý của Saccarozơ
- Saccarozơ là chất rắn kết tinh không màu, vị ngọt, tan nhiều trong nước, nhất là nước nóng.
III. Tính chất hóa học của Saccarozơ
- Phản ứng quan trọng của saccarozơ là thủy phân trong môi trường axit tạo thành glucozơ và fructozơ
C12H22O11 + H2O → C6H12O6 + C6H12O6
Saccarozơ glucozơ fructozơ
IV. Ứng dụng của Saccarozơ
Saccarozơ dùng làm thức ăn cho người, là nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm là nguyên liệu để pha chế thuốc.
Ứng dụng của Saccarozơ
Nội dung bài Saccarozơ các em cần nhớ một số ý chính sau:
1- Saccarozơ có công thức phân tử là C12H22O11 là chất kết tinh không màu, vị ngọt, dễ tan trong nước.
2- Saccarozơ không có phản ứng tráng gương, bị thủy phân khi đun nóng với dung dịch axit tạo ra glucozơ và fructozơ.
3- Saccarozơ là nguyên liệu quan trọng cho công nghiệp thực phẩm là thức ăn của người.
Đến đây chúng ta đã tìm hiểu sơ lược xong nội dung lý thuyết về saccarozơ: trạng thái tự nhiên, tính chất vật lý, tính chất hóa học và ứng dụng của Saccarozơ. Nếu có câu hỏi hay góp ý các em hãy để lại dưới bình luận nhé, chúc các em thành công.