Phương trình quy về phương trình bậc hai và Cách giải - Toán 9 bài 7 chương 4 tập 2

15:46:1127/06/2021

Các em đã biết cách giải phương trình bậc hai bằng cách sử dụng biệt số delta. Ngoài ra, ra còn có một số dạng phương trình ban đầu chưa có dạng phương trình bậc hai, nhưng qua một vài phép biến đổi, phân tích,... chúng ta có thể quy về phương trình bậc hai để giải theo cách ta biết.

Thí dụ như một số dạng phương trình dưới đây chúng ta có thể quy về phương trình bậc hai để giải như: Phương trình trùng phương, Phương trình chứa ẩn ở mẫu, Phương trình tích,...

Bài tập giải phương trình quy về phương trình bậc hai

Cách giải phương trình trùng phương, phương trình chứa ẩn ở mẫu và phương trình tích như nào? chúng ta sẽ có câu trả lời trong bài viết này.

1. Phương trình trùng phương và cách giải

Định nghĩa: Phương trình trùng phương là phương trình có dạng:

 ax4 + bx2 + c = 0, (a≠0)

Cách giải phương trình trùng phương:

Để giải phương trình trùng phương x4 + bx2 + c = 0, (a≠0) ta thực hiện các bước sau:

+ Bước 1: Đặt x2 = t, t≥0.

+ Bước 2: Giải phương trình at2 + bt + c = 0.

+ Bước 3: Với  mỗi giá trị của t (thỏa t≥0), lại giải phương trình x2 = t.

* Ví dụ: Giải các phương trình trùng phương:

a) 4x4 + x2 + 5 = 0

b) 3x4 + 4x2 + 1 = 0

> Lời giải:

a) 4x4 + x2 – 5 = 0;

 Đặt x2 = t (t ≥ 0). Phương trình trở thành:  4t2 + t - 5 = 0

 Nhận thấy phương trình có dạng a + b + c = 0 nên phương trình có nghiệm: t1 = 1; t2 =(-5/4)

 Do điều kiện t ≥ 0 nên chỉ có t = 1 thỏa mãn điều kiện (t = -5/4 < 0 nên loại)

- Với t = 1, ta có: x2 = 1 ⇔ x = ±1

- Kết luận: Phương trình có 2 nghiệm x1 = 1; x2 = -1.

b) 3x4 + 4x2 + 1 = 0

 Đặt x2 = t (t ≥ 0). Phương trình trở thành: 3t2 + 4t + 1 = 0

 Nhận thấy phương trình có dạng a - b + c = 0 nên phương trình có nghiệm

 t1 = -1; t2 = (-1/3)

- Cả 2 nghiệm t1, t2 của phương trình đều âm nên không thỏa mãn điều kiện t ≥ 0.

- Kết luận: Phương trình đã cho vô nghiệm.

2. Phương trình chứa ẩn ở mẫu thức và cách giải

Để giải Phương trình chứa ẩn ở mẫu thức ta làm như sau:

+ Bước 1: Tìm điều kiện xác định của phương trình.

+ Bước 2: Quy đồng mẫu thức hai vế rồi khử mẫu thức.

+ Bước 3: Giải phương trình vừa nhận được.

+ Bước 4: Trong các giá trị tìm được của ẩn, loại các giá trị không thỏa mãn điều kiện xác định, các giá trị thỏa mãn điều kiện xác định là nghiệm của phương trình đã cho.

* Ví dụ: Giải phương trình (chứa ẩn ở mẫu) sau:

Bằng cách điền vào các chỗ trống (...) và trả lời các câu hỏi.

- Điều kiện: x ≠...

- Khử mẫu và biến đổi, ta được: x2 – 3x + 6 =... ⇔ x2 – 4x + 3 = 0.

- Nghiệm của phương trình x2 – 4x + 3 = 0 là: x1 =...; x2 =...

Hỏi x1 có thỏa mãn điều kiện nói trên không ? Tương tự, đối với x2 ?

Vậy nghiệm của phương trình đã cho là:...

> Lời giải:

- Điều kiện: x ≠ ±3

- Khử mẫu và biến đổi, ta được: x2 – 3x + 6 = x + 3 ⇔ x2 – 4x + 3 = 0.

- Nghiệm của phương trình x2 – 4x + 3 = 0 là: x1 = 1; x2 = 3

 x1 có thỏa mãn điều kiện nói trên

 x2 không thỏa mãn điều kiện nói trên

 Vậy nghiệm của phương trình đã cho là: x = 1.

3. Phương trình tích và cách giải

Để giải phương trình tích ta sử dụng tính chất: A.B = 0 ⇔ A = 0 hoặc B = 0.

* Ví dụ: Giải phương trình sau bằng cách đưa về phương trình tích: x3 + 3x2 + 2x = 0.

> Lời giải:

- Ta có: x3 + 3x2 + 2x = 0 ⇔ x(x2 + 3x + 2) = 0

⇔ x = 0 hoặc x2 + 3x + 2 = 0 (*)

- Giải phương trình (*) ta được các nghiệm x = -1; x = -2

- Kết luận: Phương trình đã cho có 3 nghiệm x = 0; x = -1; x = -2

Trên đây là nội dung lý thuyết về các dạng Phương trình quy về phương trình bậc hai như phương trình trùng phương, phương trình chưa ẩn ở mẫu và phương trình tích. Các em hãy ghi nhớ các bước cơ bản để giải phương trình này kết hợp cách giải phương trình bậc hai các em đã biết.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác