Phi kim: Tính chất vật lý, tính chất hóa học của Phi kim, Phi kim mạnh, phi kim yếu - Hóa 9 bài 25

08:25:2203/11/2021

Phi kim tồn tại ở cả ba trạng thái rắn, lỏng, khí. Trạng thái rắn như lưu huỳnh, cácbon, photpho,...; trạng thái lỏng như brom; trạng thái khí như oxi, nitơ, hidro, clo,...

Bài viết này sẽ giúp các em biết tính chất vật lý, tính chất hóa học của phi kim? mức độ hoạt động hóa học của phi kim (phi kim mạnh, phi kim yếu)?

I. Tính chất vật lý của phi kim

- Ở điều kiện thường, phi kim có thể tồn tại ở cả ba trạng thái rắn, lỏng và khí. Trạng thái rắn như C, S, P, Si, I2,... Trạng thái lỏng như: Br2; Trạng thái khí như: O2, H2, N2, Cl2,...

- Phần lớn phi kim không dẫn điện, dẫn nhiệt và có nhiệt độ nóng chảy thấp.

- Một số phi kim độc như clo, brom, iot,...

II. Tính chất hóa học của phi kim

  1. Tác dụng với kim loại
  2. Tác dụng với hidro
  3. Tác dụng với oxi

1. Phi kim tác dụng với kim loại

- Oxi tác dụng với kim loại tạo thành oxit:

 4Na + 2O   2Na2O

 2Cu + O2  2CuO

- Các phi kim khác tác dụng với kim loại tạo thành muối:

 2Na + Cl2  2NaCl

 Fe + S  FeS

2. Phi kim tác dụng với hidro

- Phi kim tác dụng với hiđro tạo thành các hợp chất khí:

 2H2 + O2  2H2O

 H+ Cl -as' 2HCl

3. Phi kim tác dụng với oxi

- Nhiều phi kim tác dụng với oxi tạo thành oxit axit

 S + O2  SO2(k)

 4P + 5O2   2P2O5(r)

4. Mức độ hoạt động của phi kim

- Mức độ hoạt động mạnh hay yếu của phi kim thường được xét căn cứ vào khả năng và mức độ phản ứng của phi kim đó với kim loại và hiđro.

- Các phi kim như flo, oxi, clo là những phi kim hoạt động hóa học mạnh, flo là phi kim mạnh nhất. Lưu huỳnh, photpho, cacbon, silic là những phi kim hoạt động yếu hơn.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác