Hệ thức Vi-ét và Ứng dụng - Toán 9 tập 2 chương 4 bài 6

09:58:3212/05/2021

Hệ thức Vi-ét được nhà toán học người Pháp phát hiện vào đầu thế kỷ thứ XVII và ngày nay nó được phát biểu thành một định lý mang tên ông.

Hệ thức Vi-ét cho thấy mối quan hệ kỳ diệu giữa các nghiệm với các hệ số của phương trình bậc hai. Bài viết dưới đây chúng ta sẽ tìm hiểu về công thức, hệ thức Vi-ét thể hiện mối quan hệ này như thế nào?

I. Lý thuyết hệ thức Vi-ét

1. Hệ thức Vi-ét

• Định lý VI-ÉT: Nếu x1, x2 là hai nghiệm của phương trình ax2 + bx + c = 0 (a≠0) thì:

 

> Chú ý: Chỉ áp dụng hệ thức Vi-ét nếu phương trình là bậc hai (a≠0) và có nghiệm (Δ≥0).

• Dùng hệ thức Vi-ét tính nhẩm nghiệm

+) Nếu phương trình ax2 + bx + c = 0 (a≠0) có a + b + c = 0 thì phương trình có một nghiệm x1 = 1, còn nghiệm kia là x2 = c/a.

+) Nếu phương trình ax2 + bx + c = 0 (a≠0) có a - b + c = 0 thì phương trình có một nghiệm x1 = -1, còn nghiệm kia là x2 = -c/a.

* Ví dụ 1: Tìm nghiệm của phương trình: 2x2 - 7x + 5 = 0.

> Lời giải:

- Ta thấy phương trình bậc 2 có hệ số: a = 2; b = -7 và c = 5 và a + b + c = 2 - 7 + 5 = 0. Nên theo Vi-ét phương trình có nghiệm x1 = 1; và x2 = c/a = 5/2.

* Ví dụ 2: Tìm nghiệm của phương trình: 3x2 + 5x + 2 = 0.

> Lời giải:

- Ta thấy phương trình bậc 2 có hệ số: a = 3; b = 5 và c = 2 và a - b + c = 2 - 5 + 2 = 0. Nên theo Vi-ét phương trình có nghiệm x1 = -1; và x2 = -c/a = -2/3.

2. Tìm hai số khi biết tổng và tích của chúng

- Nếu hai số có tổng bằng S và tích bằng P và S2 - 4P ≥ 0 thì hai số đó là hai nghiệm của phương trình bậc hai: x2 - Sx + P = 0.

* Ví dụ: Tìm hai số, biết tổng của chúng bằng 27 và tích của chúng bằng 180.

> Lời giải:

- Gọi 2 số lần lượt là x1, x2; theo bài ra ta có S = x1 + x2 = 27; P = x1.x2 = 180 và S2 - 4P = 272 - 4.180 ≥ 0, nên:

- Hai số cần tìm (x1, x2) là hai nghiệm của phương trình x2 - 27x + 180 = 0.

- Ta có: Δ = 272 - 4.1.180 = 729 - 720 = 9; ⇒√Δ = 3.

  

II. Bài tập ứng dụng hệ thức Vi-ét

* Bài 25 trang 52 SGK Toán 9 Tập 2: Đối với mỗi phương trình sau, kí hiệu x1 và x2 là hai nghiệm (nếu có). Không giải phương trình, hãy điền vào những chỗ trống (...):

a) 2x2 – 17x + 1 = 0;    Δ = …; x1 + x2 = ...; x1.x2 = ...;

b) 5x2 – x – 35 = 0;     Δ = …; x1 + x2 = ...; x1.x2 = ...;

c) 8x2 – x + 1 = 0;     Δ = …; x1 + x2 = ...; x1.x2 = ...;

d) 25x2 + 10x + 1 = 0;    Δ = …; x1 + x2 = ...; x1.x2 = ...;

> Lời giải:

a) 2x2 – 17x + 1 = 0; Có a = 2; b = -17; c = 1

 Δ = b2 – 4ac = (-17)2 – 4.2.1 = 281 > 0.

- Theo hệ thức Vi-ét: phương trình có hai nghiệm x1; x2 thỏa mãn:

 x1 + x2 = -b/a = 17/2;    x1.x2 = c/a = 1/2.

b) 5x2 – x – 35 = 0; Có a = 5 ; b = -1 ; c = -35 ;

 Δ = b2 – 4ac = (-1)2 – 4.5.(-35) = 701 > 0

- Theo hệ thức Vi-ét, phương trình có hai nghiệm x1; x2 thỏa mãn:

 x1 + x2 = -b/a = 1/5;    x1.x2 = c/a = -35/5 = -7.

c) 8x2 – x + 1 = 0; Có a = 8 ; b = -1 ; c = 1

 Δ = b2 – 4ac = (-1)2 – 4.8.1 = -31 < 0

- Phương trình vô nghiệm nên không tồn tại x1 ; x2.

d) 25x2 + 10x + 1 = 0; Có a = 25 ; b = 10 ; c = 1

 Δ = b2 – 4ac = 102 – 4.25.1 = 0

- Khi đó theo hệ thức Vi-ét có:

 x1 + x2 = -b/a = -10/25 = -2/5;  x1.x2 = c/a = 1/25.

* Bài 26 trang 53 SGK Toán 9 Tập 2: Dùng điều kiện a + b + c = 0 hoặc a – b + c = 0 để tính nhẩm nghiệm của mỗi phương trình sau:

a) 35x2 – 37x + 2 = 0;

b) 7x2 + 500x – 507 = 0;

c) x2 – 49x – 50 = 0;

d) 4321x2 + 21x – 4300 = 0.

> Lời giải:

a) 35x2 – 37x + 2 = 0

- Phương trình có a = 35; b = -37; c = 2

 ⇒ a + b + c = 35 - 37 + 2 = 0

⇒ Phương trình có nghiệm x1 = 1; x2 = c/a = 2/35.

b) 7x2 + 500x – 507 = 0

- Phương trình có a = 7; b = 500; c = -507

⇒ a + b + c = 7 + 500 – 507 = 0

⇒ Phương trình có nghiệm x1 = 1; x2 = c/a = -507/7.

c) x2 – 49x – 50 = 0

- Phương trình có a = 1; b = -49; c = -50

⇒ a – b + c = 1 – (-49) – 50 = 0

⇒ Phương trình có nghiệm x1 = -1; x2 = -c/a = 50.

d) 4321x2 + 21x – 4300 = 0

- Phương trình có a = 4321; b = 21; c = -4300

⇒ a – b + c = 4321 – 21 – 4300 = 0

⇒ Phương trình có nghiệm x1 = -1; x2 = -c/a = 4300/4321.

* Bài 27 trang 53 SGK Toán 9 Tập 2: Dùng hệ thức Vi-et để tính nhẩm các nghiệm của phương trình.

a) x2 – 7x + 12 = 0;

b) x2 + 7x + 12 = 0.

> Lời giải:

a) x2 – 7x + 12 = 0

- Phương trình có a = 1; b = -7; c = 12

⇒ Δ = b2 – 4ac = (-7)2 – 4.1.12 = 1 > 0

⇒ Phương trình có hai nghiệm phân biệt x1; x2 thỏa mãn:

→ Dễ dàng nhận thấy phương trình có hai nghiệm là 3 và 4.

b) x2 + 7x + 12 = 0

- Phương trình có a = 1; b = 7; c = 12

⇒ Δ = b2 – 4ac = 72 – 4.1.12 = 1 > 0

⇒ Phương trình có hai nghiệm phân biệt x1; x2 thỏa mãn:

→ Dễ dàng nhận thấy phương trình có hai nghiệm là -3 và -4.

* Bài 28 trang 53 SGK Toán 9 Tập 2:  Tìm hai số u và v trong mỗi trường hợp sau:

a) u + v = 32 , uv = 231

b) u + v = -8, uv = -105

c) u + v = 2, uv = 9

> Lời giải:

a) Ta có: S = 32; P = 231 ⇒ S2 – 4P = 322 – 4.231 = 100 > 0

⇒ Tồn tại u và v là hai nghiệm của phương trình: x2 – 32x + 231 = 0.

Ta có: Δ = (-32)2 – 4.231 = 100 > 0

⇒ PT có hai nghiệm phân biệt: 

 

Vậy u = 21 ; v = 11 hoặc u = 11 ; v = 21.

b) Ta có: S = -8; P = -105 ⇒ S2 – 4P = (-8)2 – 4.(-105) = 484 > 0

⇒ u và v là hai nghiệm của phương trình: x2 + 8x – 105 = 0

Ta có: Δ’ = 42 – 1.(-105) = 121 > 0

⇒ PT có hai nghiệm phân biệt: 

 

Vậy u = 7 ; v = -15 hoặc u = -15 ; v = 7.

c) Ta có: S = 2 ; P = 9 ⇒ S2 – 4P = 22 – 4.9 = -32 < 0

⇒ Không tồn tại u và v thỏa mãn.

Tóm lại, với bài viết này các em cần ghi nhớ được công thức hệ thức Vi-ét về mối quan hệ giữa hệ số và nghiệm của phương trình. Cách tích nhẩm nghiệm dùng Vi-ét trong hai trường hợp đặc biệt và cách tìm hai số khi biết tổng và tích của chúng bằng cách vận dụng Vi-ét.

Đánh giá & nhận xét

captcha
Bài viết khác